Cây dâu rượu chữa đau bụng

check Cây dâu rượu chữa đau bụng Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Cây dâu rượu chữa đau bụng Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem Cây dâu rượu chữa đau bụng

Dâu rượu được thấy ghi dùng làm thuốc đầu tiên trong “Khai Tống bản thảo” sau đến “Bản thảo cương mục” với tên giang mai.

Hỏi: Có phải là loại lấy quả để ngâm rượu làm thuốc hay không?

(Trần Văn Nam – Hà Tĩnh)

Trả lời: Cây dâu rượu còn gọi là dâu tiên (Quảng Bình – Vĩnh Linh), giang mai, thanh mai (Trung Quốc), ko mak ngam, kom gam (Lào).

Tên khoa học Myrica rubra Sieb, et Zucc.

Thuộc họ Dâu rượu Myricaceae.

Tên thanh mai thường chỉ thấy ghi trong một số sách thực vật, có lẽ dựa theo tên Trung Quốc của cây. Trên thực tế điều tra trong nước, chúng tôi hầu như chưa thấy nơi nào nhân dân gọi cây này là cây thanh mai, mà thường chỉ gọi là cây dâu, cây dâu rượu hay cây dâu tiên. Cho nên chúng tôi chọn tên này là chính. Tên họ do đó cũng đổi lại là họ dâu rượu.

dau ruou 1412526488164 Cây dâu rượu chữa đau bụng

Mô tả cây

Cây nhỏ cao 0,4 – 0,5m nhưng cũng có thể cao tới 10m. Cành nhỏ thường có phủ lông tơ. Lá xanh tươi quanh năm, khi còn non hay ở những cành non thì có phiến lá to, hơi mềm, nhưng trên những cành già phiến lá nhỏ hơn và dai cứng. Phiến lá to dài 5 – 12cm, rộng 2 – 3cm, phiến lá nhỏ chỉ dài 2 – 3cm, rộng 8 – 10cm. Mép phiến lá non có răng cưa rõ, phiến lá già răng cưa không rõ. Cuống không rõ hoặc rất ngắn, dài 2 – 10mm. Hoa khác gốc: hoa đực gầy, thưa hoa, hoa cái mọc thành hình đuôi sóc dài 1 – 5cm. Quả đường kính 0,5 – 1cm, khi xanh có màu xanh, khi chín có màu đỏ tím, trên mặt rất nhiều gợn thoạt trông giống như quả kép của quả dâu tằm (có lẽ vì vậy mà nhân dân gọi là quả dâu). Hạch dày nước và cứng, mọng nước, màu tím đỏ rất đẹp. Mua hoa tháng 10 – 11, mùa quả 11 – 1.

dau ruou1 1412526516820 Cây dâu rượu chữa đau bụng

Phân bố thu hái và chế biến

Cây mọc hoang tại nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại một số tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Vĩnh Linh… Nhưng thường chỉ thấy ở Quảng Bình nhân dân khai thác dùng trong nước và xuất khẩu.

Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaysia, miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản.

Vào mùa quả chín (tháng 12 – 3) ở Quảng Bình nhân dân thu hái về (đặt nón vào phía dưới cây, tuốt quả cho rụng vào nón) phơi khô, sau đó đem đồ cho chín rồi phơi khô lại. Đồ như vậy để được lâu không bị mọt.

Công dụng và liều dùng

Dâu rượu được thấy ghi dùng làm thuốc đầu tiên trong “Khai Tống bản thảo” sau đến “Bản thảo cương mục” với tên giang mai.

Trong tài liệu cổ ghi giang mai có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt.

Toàn năm có thể thu lấy vỏ rễ hay vỏ thân, dùng tươi hay khô. Vào mùa hạ thu lấy quả phơi khô. Chữa đau bụng, lỵ. Ngày dùng 8 – 12g vỏ khô sắc với nước uống trong ngày. Còn dùng chữa lở ngứa. Dùng vỏ thân hay vỏ rễ sắc nước rửa nơi lở ngứa.

Trong nước ta cho đến nay thấy ít được dùng làm thuốc. Thường đến mùa quả chín, trẻ con hái ăn hoặc bán để chế rượu uống. Quả chín hái về rửa sạch cho thêm ít đường, thêm ít men rựơu vào để trong vài ngày men rượu chuyển đường trong quả và đường thêm vào thành rượu, rượu này hòa tan các chất trong quả trong đó có các sắc tố anthxyan làm cho rượu có màu tím đỏ đẹp, vị hơi chua và ngọt trông như rượu vang. Có khi người ta mua quả về cho thêm rượu vào ngâm. Cũng có khi chế thành mứt.

(Theo Những và vị thuốc Việt Nam)

của GS. ĐỖ TẤT LỢI

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>