Cây sâm ớt chữa viêm họng, đái buốt, đái rắt

check Cây sâm ớt chữa viêm họng, đái buốt, đái rắt Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Cây sâm ớt chữa viêm họng, đái buốt, đái rắt Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem Cây sâm ớt chữa viêm họng, đái buốt, đái rắt

hay còn được gọi là ngân chi hoa đầu, hoa căn, dã phù lỵ, phấn đậu hoa, thủy phấn tử hoa, thuộc họ hoa giấy. Là loại cây nhỏ, rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gãy.

Theo y học cổ truyền, sâm ớt có vị mặn, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu. Bộ phận dùng làm thuốc là củ rễ hoặc toàn cây, thu hoạch quanh năm. Để làm thuốc khi thu hoạch cần rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.

Cây sâm ớt hay còn được gọi là ngân chi hoa đầu, hoa căn, dã phù lỵ, phấn đậu hoa, thủy phấn tử hoa, thuộc họ hoa giấy. Là loại cây nhỏ, rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gãy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn. Cây thường được trồng để làm cảnh và làm thuốc, trồng bằng hạt, độ 4 – 5 tháng thì có củ dùng được.

sam ot Cây sâm ớt chữa viêm họng, đái buốt, đái rắt

Cây sâm ớt

Bài thuốc thường dùng theo kinh nghiệm

Bài 1: Trị ho lâu ngày do hàn: Sâm ớt 120g, hấp với mật ong uống, ngày uống 2 lần, dùng liền 10 ngày, cần vệ sinh miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên.

Bài 2: Chữa kinh nguyệt không đều: Sâm ớt, nghệ đen, lá móng tay mỗi vị 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày 1 liệu trình. Hoặc có thể dùng sâm ớt 20g, ích mẫu, rễ củ gai mỗi thứ 16g; ngải cứu, cỏ xước, cam thảo nam mỗi thứ 12g, sắc uống ngày 1 thang, liều lượng sắc như trên.

Bài 3: Chữa thể nhiệt: Sâm ớt 20g, cam thảo đất 12g, bồ công anh 15g, kim ngân hoa 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị , do viêm đường niệu: Sâm ớt 20g, kim ngân hoa 16g, cỏ xước 12g, mã đề 20g, râu ngô 16g. Tất rửa sạch, đổ 800ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 15 ngày 1 liệu trình.

Ngoài ra, theo bà con thường lấy những quả sâm ớt chín đen, phơi khô, bóc bỏ vỏ đen bên ngoài và vỏ lụa màu vàng bên trong, chỉ dùng bột. Hằng ngày vào buổi sáng và tối, lấy bột này trộn lẫn với một chút mật ong thoa đều lên mặt, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện thường xuyên có công dụng dưỡng da, giảm vết nám và tàn nhang. Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng sâm ớt .

cay sam ot Cây sâm ớt chữa viêm họng, đái buốt, đái rắt

Cây Sâm Ớt

– Sâm Ớt

Các tên khác: Hoa phấn, Bông phấn, Sâm ớt – Mirabilis jalapa L., thuộc họ Hoa giấy – Nyctaginaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 20-80cm. Rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gẫy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn.

Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây – Radix et Herba Mirabitis.

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Mehico, được nhập trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, cũng trồng ở các vườn thuốc. Trồng bằng hạt, độ 4-5 tháng thì có củ dùng được. Cây không kén chọn đất và nếu có đất xốp ẩm thì có nhiều củ và củ to. Thu hoạch rễ củ quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.

Thành phần hóa học: Có alcaloid trigonellin.

Tính vị, tác dụng: Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ. Ở Ấn Độ người ta cho rằng rễ kích dụ c, lọc máu; còn lá làm dịu, giảm niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Viêm amygdal; 2. Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến; 3. Đái tháo đường, đái ra dưỡng trấp; 4. Bạch đới, băng huyết, kinh nguyệt không đều; 5. Tạng khớp cấp. Dùng ngoài trị viêm vú cấp, đinh nhọt và viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bầm giập, eczema. Hoa dùng trị ho ra máu. Dùng rễ 15-20 g dạng thuốc sắc, hoặc dùng 6-16g bột. Nghiền cây tươi để đắp ngoài, hoặc đun sôi lấy nước rửa. Phụ nữ có thai không dùng.

Đơn thuốc:

1. Viêm amygdal: chiết dịch lá tươi và đắp vào chỗ đau.
2. Ho ra máu. Hoa 120g, chiết dịch và trộn với mật ong uống.

Theo YHCT

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>