CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 14): LOẠI LÝ HUYẾT

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 14): LOẠI LÝ HUYẾT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 14): LOẠI LÝ HUYẾT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 14): LOẠI LÝ HUYẾT

(Tiếp theo kỳ 13)
3. THUỐC LÝ HUYẾT
Những vị thuốc có tác dụng chủ yếu chữa các bệnh về phần huyết gọi là thuốc lý huyết. Có loại có tác dụng thúc đẩy hành huyết, tiêu trừ ứ huyết; có laoij có tác dụng làm huyết dịch ngưng cố, thu liễm cầm máu. Cần phân biệt sử dụng thích hợp chữa loại huyết bị trở ngại làm nên ứ huyết, chảy máu mũi, băng, lậu, Ngoài ra huyết hư nên bổ, huyết nhiệt nên thanh,.Căn cứ tính năng của thuốc lý huyết, có thể chia thành 2 loại: Hành huyết và chỉ huyết.

I/LOẠI HÀNH HUYẾT
Loại này có tác dụng hoạt huyết hóa ứ nên còn gọi là thuốc hoath huyết hóa ứ, dùng chữa các chứng bệnh do huyết bị trở ngại mà ứ máu gây ra như: bị trật đả tồn thương ứ máu sưng đau xanh tím, nội tạng ứ huyết ngực sườn đau nhói, thậm chí tích lại sưng cữ, tở cung ứ huyết thống kinh, kinh bế, sản hậu đau bụng, da thịt ứ huyết thành ban chẩn lữ ngứa, và ứ huyết kết hợp nhiệt tà ảnh hưởng thần chí đến nỗi phát cuồng. Nhẹ thì nên dùng , ,,, để khư ứ. Nặng thì nên dùng Tam lăng, Nga truật để phá ứ.
Huyết và khí quan hệ rất mật thiết, khí hành thì huyết hành, huyết ngưng thì khí trệ, nên vận dụng thuốc hành huyết cần phối ngũ thích dáng với thuốc lý khí.
Bệnh huyết ứ mới cấp tính nên dùng thuốc chén tốt hơn, hiệu lực nhanh; bệnh cũ lâu chậm nên dùng thuốc hoàn liều lượng thấp uống lâu dài, khiến cho huyết ứ tiêu đi mà không hại chính khí.
Loại thuốc hành huyết làm cho huyết lưu thông mạnh, người kinh nguyệt quá nhiều, huyết hư không ứ, và người có thai không nên dùng. Loại này gồm có 19 vị thông dụng sau:

1. ĐAN SÂM
Tên khác: Xích sâm, Huyết sâm, Huyết căn
Tên khoa học: Radix Salviae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây trồng ở Trung Quốc, có trồng ở nước ta.
Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, tâm bào, can
Hoạt chất: Tanshinone I, tanshinone II, cryptotanshinone, isotanshinone I, isotanshinone II, isocryptotanshinone, miltirone, tanshinol I, tanshinol II, methyl tanshinonate, hydroxytanshinone II, salviol, protocatechuic aldehyde, protocatechuic acid, vitamin EVị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Các dẫn chất có nhóm ceton (tansinon I, tansinon II, tansinon III)
Dược năng: Trục huyết ứ, hoạt huyết, thanh nhiệt, lên da non, làm thuốc thông kinh, cường tráng
Công dụng: Chữa hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, hạ tiêu kết hòn cục, khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy.
Chủ trị:
– Được dùng làm thuốc bổ máu, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh huyết ứ. Theo sách cổ đông y Trung Quốc, Đan sâm độc vị có dược tính tương đương với Tứ Vật Thang gồm Đương quy, Địa hoàng, Xuyên khung, Bạch thược (Nhất vị đan sâm ẩm, cộng đồng tứ vật thang).
– Dùng sống bổ huyết nhiệt, trị mụn nhọt, sang lở. Dùng chín trị kinh nguyệt không đều.
– Huyết ứ bên trong biểu hiện kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng hoặc đau bụng sau đẻ. Ðan sâm phối hợp với , Ðào nhân, Hồng hoa và Ðương qui.
– Khí huyết ứ trệ biểu hiện đau vùng tim, đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Ðan sâm phối hợp với Sa nhân và Ðàn hương trong bài Ðan sâm ẩm.
– Huyết ứ biểu hiện đau mỏi toàn thân hoặc đau khớp. Ðan sâm phối hợp với Ðương qui, Xuyên khung và Hồng hoa.
– Mụn nhọt và sưng nề. Ðan sâm phối hợp với Kim ngân hoa, Liên kiều và Nhũ hương.
– Bệnh có sốt do phong tà xâm nhập dinh phận biểu hiện sốt cao, bứt rứt, dát sần, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi ít. Ðan sâm phối hợp với Sinh địa hoàng, Huyền sâm và Trúc diệp.
– Dinh huyết bất túc kèm theo nội nhiệt biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, bứt rứt và mất ngủ. Ðan sâm phối hợp với Toan táo nhân và Dạ giao đằng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ:
– Không có huyết ứ dùng với sự chỉ dẫn của thầy
thuốc

dan sam CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 14): LOẠI LÝ HUYẾT

2. XÍCH THƯỢC
Tên khoa học: Radix Paeoniae rubra
Nguồn gốc: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.), cây Xích thược (Paeonia obovata Maxim.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị chua, đắng, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: Paeoniflorin, tannin
Thành phần hoá học chính: Tinh bột, chất nhày, tanin, nhựa, acid benzoic.
Dược năng: Tả thực nhiệt ở can, thanh thấp nhiệt, thanh huyết, tán ứ
Công dụng: Chữa đau hạ sườn (gan), ung nhọt sưng đau, đau mắt đỏ, thống kinh, bế kinh.
Chủ trị:
– Dùng sống: thanh nhiệt, hành huyết. Tẩm rượu sao: thổ huyết, đổ máu cam. Tẩm giấm sao: trị kinh bế, đau bụng.
– Các bệnh có sốt trong đó nhiệt tà ngoại sinh xâm nhập phần dinh và huyết biểu hiện phát ban, nôn máu, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ thẫm: Xích thược phối hợp với Sinh địa hoàng và Mẫu đơn bì.
– Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, viêm cấp có sưng nóng đỏ đau do ngoại thương: Xích thược phối hợp với Xuyên khung, Ðương qui, Ðào nhân và Hồng hoa.
– Mụn nhọt: Xích thược phối hợp với Kim ngân hoa và Liên kiều.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý:
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Kiêng kỵ:
Huyết hư, không có ứ huyết không dùng

xich thuoc CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 14): LOẠI LÝ HUYẾT

3.ÍCH MẪU
Tên khoa học: Herba Leonuri heterophylli
Nguồn gốc: Phần trên mặt đất có nhiều lá, hoa phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu (Leonurus heterophyllus Sweet), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều địa phương nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tâm, can và bàng quang
Hoạt chất: Leonurine, stachydrine, leonuridien, leonurinine, lauric acid, linolenic acid, sterol, prehispanolone, 4-guanidino-1-butanol, vitamin A
Thành phần hoá học chính: Alcaloid, flavonoid (rutin), tanin.
Dược năng: Hoạt huyết, thông kinh, lợi tiểu, táo thấp, thanh nhiệt, tẩy độc
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
– Ích mẫu thảo: Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, rong kinh, thống kinh, ứ máu tích tụ sau khi đẻ, cao huyết áp, trị nhọt lở, tiêu thuỷ, trị mọi bệnh do thai sản gây ra.
– Ứ huyết biểu hiện như bế kinh, ít kinh, vô kinh, đau bụng sau đẻ và sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng Ích mẫu thảo với Đương qui, Xuyên khung, Xích thược. Cũng có thể dùng riêng Ích mẫu thảo. Ngày dùng 8-18g, dạng thuốc sắc hoặc cao thuốc.
– Hạt Ích mẫu (Sung uý tử): Chữa phù thũng, thiên đầu thống, thông tiểu, trị phong nhiệt nhiễm vào huyết, điều kinh. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.
Liều Dùng: 10 – 15g, tối đa 30g
Kiêng kỵ:
Các chứng hư yếu, thiếu máu không nên dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.

ich mau4 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 14): LOẠI LÝ HUYẾT

Lương y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>