CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 30): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT (Tiếp theo)

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 30): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT (Tiếp theo) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 30): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT (Tiếp theo) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 30): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT (Tiếp theo)

9.
Vị thuốc: Ngưu Bàng Tử
Tên khác: Đại lực tử, .
Tên khoa học: Fructus Arctii
Nguồn gốc: Vị thuốc là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ngưu bàng (Arctium lappa L.), họ Cúc (Asteraceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Hoạt chất: Arctiin, arcti-genin, các tinh dầu, isoarctigenin
Thành phần hoá học chính: Chất béo, alcaloid.
Dược năng: Tán phong nhiệt, thông phế, thanh nhiệt giải độc
Công dụng: Chữa cảm sốt, viêm họng, viêm phổi, viêm tai, ban sởi không mọc được, sưng vú.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-10g dạng thuốc sắc.
Chủ trị:
Trị ngoại cảm, trái rạ, ban đỏ, yết hầu, mụn nhọt.
– Đau họng do phong nhiệt: dùng Ngưu bàng với Cát cánh, Bạc hà và Kinh giới trong bài Ngưu Bàng Thang.
– Ban sởi mọc chưa hoàn toàn, giúp sởi mọc nhanh: dùng Ngưu bàng với Thăng ma, Cát căn và Bạc hà.
– Nhiệt độc biểu hiện như sưng, mục nhọt và quai bị: dùng Ngưu bàng với Tử hoa địa đinh và Nguyệt quí hoa.
Ghi chú:
Các nước phương tây dùng rễ Ngưu bàng làm thuốc thông tiểu, chữa thấp khớp, đái tháo đường, hắc lào, trứng cá, mụn nhọt.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng

nguu bang tu CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 30): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT (Tiếp theo)

10.
Vị thuốc: Mạn Kinh Tử
Tên khoa học: Fructus Vittcis Simplicifoliae
Nguồn gốc: Dược liệu là quả chín phơi hay sấy khô của cây Mạn kinh (Vitex trifolia L.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây mọc hoang ở các vùng rừng núi và ven biển nước ta.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh can, phế và bàng quang
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (chủ yếu là Camphor và pinen), alcaloid.
Dược năng: Phát tán phong nhiệt, thanh huyết nhiệt.
Công dụng: Chữa sốt, cảm mạo, nhức đầu, đau mắt, hoa mắt, chóng mặt, tê buốt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc 2-3g dưới dạng bột hay ngâm rượu.
Chủ trị:
– Cảm cúm nhức đầu, chóng mặt, đau mắt (mắt đau nhức), tê thấp, co giật.
– Ðau đầu và đau nửa đầu do cảm phong nhiệt: Dùng Mạn kinh tử với Phòng phong, Cúc hoa và Xuyên khung.
– Can dương nhiễu loạn phía trên biểu hiện như mắt đau, sưng và đỏ, chảy nhiều nước mắt, hoa mắt và mờ mắt: Dùng Mạn kinh tử với Cúc hoa, Thuyền thoái và Bạch tật lê.
– Hội chứng phong thấp biểu hiện như đau khớp, chuột rút và nặng chân tay: Dùng Mạn kinh tử với Phòng phong, Tần giao và Mộc qua.
Kiêng kỵ:
Nhức đầu, đau mắt không phải do huyết nhiệt không dùng.

MẠN K.TU .F 800x533 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 30): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT (Tiếp theo)

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>