CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 34): THUỐC THANH NHIỆT

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 34): THUỐC THANH NHIỆT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 34): THUỐC THANH NHIỆT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 34): THUỐC THANH NHIỆT

I/ LOẠI THANH NHIỆT GIÁNG HỎA (tiếp theo)

9..
Tên khác: Dã hoè, Khổ sâm, Khổ cốt.
Tên khoa học: Radix Sophorae
Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Khổ sâm (Sophora flavescentis Ait.), họ Đậu (Fabaceae).
Cây mọc ở một số tỉnh miền Bắc nước ta.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, tâm, can, đại trường, tiểu trường
Hoạt chất: d-matrine, d-oxymatrine, d-sophoranol, 5-hydroxymatrine, l-anagyrine, l-methylcytisine, l-baptifoline, l-sophocarpine, xanthohumol
Thành phần hoá học chính: Alcaloid (matrin, sophocacpin…).
Dược năng: Thanh nhiệt, táo thấp, khu phong, bài trùng
Công dụng:
Làm thuốc bổ đắng, lợi tiểu tiện, chữa lỵ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị:
– Thanh nhiệt, táo thấp, khử phong, sát trùng, trị âm đạo sưng, lở loét, hạ bộ ngứa gãi, chảy nước nhớt.
– Lợi niệu, thông lâm, trị tiểu buốt do thấp nhiệt, nhiệt kết bàng quang dùng Khổ sâm với Bồ công anh và Thạch vi.
– Trị sên lãi, tiêu hoá kém, bụng tích đau, bí đại tiện, kiết lỵ, xuất huyết ở ruột.
– Vàng da do thấp nhiệt dùng Khổ sâm với Hoàng bá, Chi tử, Long đởm thảo và Nhân trần cao.
– Tiêu chảy và lỵ do thấp nhiệt dùng Kkhổ sâm với Mộc hương và Cam thảo.
– Khí hư do thấp nhiệt và nấm sinh dục dùng Khổ sâm với Hoàng bá, Xà xàng tử và Long đởm thảo.
– Các bệnh về da gồm ngứa, ghẻ, hắc lào, cùi hủi và chốc lở dùng Khổ sâm (dùng trong hoặc ngoài) với Đương quy, Bạch tiễn bì, Địa phu tử và Xích thược.
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hư yếu mà không có thấp nhiệt không dùng
– Kỵ Lê lô

Kho sam CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 34): THUỐC THANH NHIỆT

10.
Tên khác: tử, Đậu ma, Muồng.
Tên khoa học: Semen Cassiae torae
Nguồn gốc: Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Thảo quyết minh (Cassia tora L.), họ Vang (Caesalpiniaceae).
Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, thận, đại trường
Hoạt chất: Antraglucozit, chrysophanol, emodin, aloe-emodin, rhein, physcion, emodin glucoside, emodinanthrone, obtusin, aurantio-obtusin, rubrofusarin, norrubrofusarin, rubrofusarin, torachryson, vitamin A
Thành phần hoá học chính: Anthranoid, dầu béo.
Dược năng: Thanh can nhiêt, làm sáng mắt, tán phong nhiệt. Có tác dụng tăng sự co bóp của ruột, giúp sự tiêu hóa được tăng cường, đại tiện dễ, phân mềm mà lỏng, không gây đau bụng.
Công dụng:
Chữa đau mắt đỏ, quáng gà, nhức đầu, cao huyết áp, mất ngủ, táo bón.
Liều Dùng: 9 – 15g
Chủ trị:
– Can hỏa nội động bốc lên hoặc phong và nhiệt bên ngoài xâm nhập biểu hiện như mắt đau, đỏ và sưng và sợ ánh sáng dùng Quyết minh tử, Cúc hoa, Tang diệp, Chi tử và .
– Táo bón do khô ruột: Dùng một mình Quyết minh tử.
– Can dương vượng biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt và mờ mắt: Dùng Quyết minh tử với Chi tử, Câu đằng và Mẫu lệ.
– Can Thận âm hư biểu hiện như mờ mắt và đục thuỷ tinh thể: Dùng Quyết minh tử với Sa uyển tử, Bạch tật lê, Nữ trinh tử và Câu kỷ tử.
– Chữa hắc lào: Thảo quyết minh 20g, rượu 40-50ml, dấm 5ml. Ngâm trong 10 ngày. Lấy nước này bôi lên các chỗ hắc lào đã rửa sạch.
– Ðơn thuốc chữa đau mắt, cao huyết áp: Thảo quyết minh 15g, long đờm thảo 3g, hoàng bá 5g, nước 300ml. Sắc còn 150ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
– Thảo quyết minh rang hơi đen dùng pha nước uống thay nước chè, dùng cho những người không uống được nước chè do bị cao huyết áp, mất ngủ.
Kiêng kỵ:
– Can dương hư không nên dùng
– Ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy không dùng

quyết minh tử CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 34): THUỐC THANH NHIỆT

11.Hạ khô thảo
Tên khoa học:Spica Prunellae
Nguồn gốc: Cụm quả đã phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc ở những vùng núi cao của nước ta.
Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, can
Thành phần hoá học chính: Các alcaloid, saponin.
Hoạt chất: Oleanolic acid, ursolic acid, rutin, hyperoside, caffeic acid, vitamin B1, C, K, tannin
Dược năng: Thanh nhiệt tả hỏa, tán ứ
Công dụng: Chữa sưng vú, lao hạch, bướu cổ, đau mắt, viêm tử cung, viêm gan, ngứa, hắc lào, vẩy nến.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Hạ khô thảo nam là cành mang lá, hoa của cây (Blumea subcapitata DC.), họ Cúc (Asteraceae).
Chủ trị:
– Thanh can nhiệt, trị các chứng đau mắt, đỏ mắt, nhức đầu co can hỏa thượng xung
– Tán ứ, giảm sưng, trị ung bướu ở cổ, viêm họng, sưng trong miệng, cổ họng có đàm vàng đặc
– Hạ khô thảo còn được dùng để trị cao áp huyết
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn không nên dùng
Ghi chú:
Hạ khô thảo nam là cành mang lá, hoa của cây Cải trời (Blumea subcapitata DC.), họ Cúc (Asteraceae).

hạ khô thảo CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 34): THUỐC THANH NHIỆT

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>