CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI

Những vị thuốc có tác dụng chủ yếu chỉ khái bình suyễn gọi là thuốc chỉ khái. Thuốc tiêu đờm phần lớn hay dùng chữa ho, thuốc chữa ho lại phần nhiều kiêm cả tác dụng tiêu đờm, trên lâm sàng thường phối hợp sử dụng. Thuốc hóa đờm chữa các chứng do đờm mà dẫn đến ho hen, lao hạch, sưng tuyến giáp trạng, điên giản, kinh quyết thấy có đờm úng tắc. Thuốc chỉ khái chữa bệnh ho hen do phế khí không thông lợi.
Dùng thuốc hóa đờm chỉ khái cần chú ý các điều sau:
1.Đờm là một sản vật bệnh lý, cần tìm ra nguyên nhân sinh ra đờm, không thể thấy đờm là chữa đờm,chủ yếu điều trị cả ngọn và gốc.
2.Hoa khạc máu không nên dùng thuốc hóa đờm mạnh để khỏi gây xuất huyết.
3.Mới mắc bệnh sởi tuy có ho, không nên dùng thuốc hóa đờm chỉ khái tính vị ấm nóng và có chất thu sáp.

I/ LOẠI THANH HÓA NHIỆT ĐỜM
Loại thuốc này phần nhiều tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm, thích dụng trong bệnh ho hen, đờm đặc tanh vàng, hoặc bệnh điên giản kinh quyết thấy có đờm giãi úng thịnh, lao hạch, sưng tuyến giáp trạng, Đông y gọi là do đàm hỏa thấp nhiệt uát kết gây ra, thường dùng các vị Côn bố, Hải tảo…mặn lạnh để hóa đờm tán kết. Vận dụng loại thuốc này để chữa bệnh điên giản, kinh quyết có đờm giãi úng thịnh thuộc chứng nhiệt, phải phối ngũ với thuốc thanh nhiệt trấn hành. Loại này có 14 vị thường dùng là:

1.Thiên trúc hoàng
Thiên trúc hoàng là cặn khô từ chất tiết trong thân cây nứa
(Bambusa textilis McClure hoặc Schizostachyum chinense Rendle),
họ Lúa (Poaceae).
Mô tả Cặn tạo thành là những khối có hình dáng và kích thước không nhất định, màu xanh xám, hơi vàng, trắng xám hoặc trắng, trong mờ và hơi bóng lán.
Thể chất cứng, khó bẻ gẫy, dễ hút ẩm. Không mùi, khi nếm thấy dính vào lưỡi.
Định tính : Vô cơ hóa hoàn toàn khoảng 1 g dược liệu, hòa với nước, lọc lấy phần tan.
Lấy 2 ml dịch lọc thêm 2 ml ammoni molybdat (TT), lắc đều,
Thêm 1ml sắt (II) sulfat (TT) dung dịch sẽ có màu nâu đen sau 5 phút sẽ chuyển thành màu xanh dương bền.
Chế biến :Thu thập dược liệu vào mùa thu và mùa đông.
Lấy những cục chất tiết màu trắng đục hoặc trắng trong ở những đốt cây tre bị đốt cháy.
Loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản: Đựng trong bao bì kín, để nơi khô mát.
Tính vị, quy kinh: Cam, hàn,
Quy kinh: vào kinh tâm.
Công năng, chủ trị: Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh.
Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 3- 9 g, phối ngũ trong các bài thuốc.

thien truc hoang CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI

2.
Tên khác: Trúc nhị thanh, đạm trúc nhự
Tên khoa học: Caulis bambusae in Teanis.
Bộ phận dùng: Vỏ khô cây Tre.
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị và Bàng quang.
Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ đờm, trấn kinh và chống nôn.

天竺黄 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI

Chủ trị: Trị nôn mửa, nấc do nhiệt.
– Ho do Phế nhiệt biểu hiện như ho có đờm dày màu vàng: Dùng Trúc nhự với Hoàng cầm và Qua lâu.
– Tâm thần bị kích thích do đởm nhiệt biểu hiện như kích thích, Mất ngủ, cảm giác tức ngực, trống ngực và ho có đơm vàng: Dùng Trúc nhự với Chỉ thực, Trần bì và Phục linh trong bài Ôn Đởm Thang.
– Buồn nôn và nôn do nhiệt ở Vị: Dùng Trúc nhự với Hoàng liên, Trần bì, Bán hạ và Sinh khương.
Bào chế: Cắt Tre làm nhiều khúc, cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài đi, chỉ lấy lớp vỏ trắng bên trong để dùng.
Liều dùng: 6-10g.
Kiêng kỵ: Không do đờm gây nôn mà nôn do Vị bị hàn hoặc nôn do cảm hàn kèm thương thực: không nên dùng.


4.
Tên khác: Sạn mật của trâu, bò
Tên khoa học: Calculus Bovis
Nguồn gốc: Sỏi mật khô của Bò (Bos taurus domesticus Gmelin), họ Bò (Bovidae).
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tâm, can
Hoạt chất: Cholic acid, deoxycholic acid, cholesterol, bilirubin, taurocholic acid, glycine, alanine, methionine, sodium, magnesium, calcium, phosphates, iron, carotene, amino acids, vitamin D
Thành phần hoá học chính: Acid cholic, cholesterol, acid béo, ester phosphoric
Dược năng: thanh tâm hỏa, giải độc, thông khiếu, tiêu đờm, định kinh
Công dụng: Chữa co giật, sưng họng, viêm miệng, lưỡi.
Chủ trị:
– Trị sốt cao phát cuồng, nói mê, trị kinh giản.
– Hôn mê và co giật do sốt cao dùng Ngưu hoàng với Hoàng liên, Tê giác và Xạ hương.
– Ðau họng hoặc loét và nhọt do nhiệt độc dùng Ngưu hoàng với Thanh đại, Kim ngân hoa.
– Dùng ở dạng thuốc hoàn hoặc thuốc tán, không dùng trong thuốc sắc
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không dùng
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 0,15-0,35g dạng thuốc bột hoặc hoàn tán.
Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng.

04 Bo nguu hoang CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI

5.
Tên khác: Hoàng thường sơn, Áp niệu thảo, Kê niệu thảo.
Tên khoa học: Radix Dichroae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ đã phơi khô hay sấy khô của cây Thường sơn (Dichroa febrifuga Lour.), họ Thường sơn (Saxifragaceae).
Tính vị: Vị đắng, hăng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, phế
Hoạt chất: Alpha-dichroines, Beta-dichroines, gama-dichroines, dichroidine, 4-quinazolone, umbelliferone, febrifugine, isofebrifugine
Thành phần hoá học chính: Các alcaloid nhân quinazolin (febrifugin, isofebrifugin…)

thường sơn CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI

Dược năng: Trị sốt rét, hóa đàm, gây nôn mửa
Công dụng: Chữa sốt rét.
Chủ trị:
– Dùng với Thanh bì, Thảo quả, Hậu phác chống sốt rét, trừ đàm
– Dùng với Cam thảo và mật ong làm thuốc gây nôn
Độc tính: Có độc tính nhẹ, dùng với sự chỉ định của thầy thuốc
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Kỵ hành lá, thịt gà
– Không dùng chung với Binh lang
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc kết hợp với các vị thuốc khác.

cay thuong son CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI

6.Trúc nhự
Vị thuốc: Trúc Nhự
Tên khác: Đạm trúc nhự
Tên khoa học: Caulis Bambusae
Tính vị: Vị ngọt,, tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, phế, vị
Dược năng: Thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, chỉ ẩu
Liều Dùng: 10 – 20g
Chủ trị:
– Trị vị nhiệt sinh nôn mửa, thượng tiêu phiền nhiệt
– Trị sốt cao, buồn bực, thổ huyết, chảy máu cam do huyết nhiệt

trúc nhự CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 50) THUỐC HÓA ĐỜM CHỈ KHÁI

Lương Y Nguyễn Hùng
Chue biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>