CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT

III/ LOẠI
Loại thuốc này tính vị thường ngọt ấm, có tác dụng bổ huyết, dùng cho người huyết hư dẫn đến sắc mặt vàng úa, môi, móng tay, móng chân trắng xanh, da dẻ khô, mạch tế sác vô lực. Như tâm huyết hư thì tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ. Can huyết hư thì đau đầu, hoa mắt, ù tai. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết hư sinh phong thì gây ra co giật, uốn ván nên dùng , Đương qui… để bổ huyết.
Thuốc bổ huyết ngoại việc chữa huyết hư, trong đó Thục địa, , Tang thầm… còn có tác dụng dưỡng âm, có thể chữa chứng âm hư. Gồm có 5 vị thông dụng sau:

1.THỤC ĐỊA HOÀNG
Tên khác: Thục Địa, Can địa hoàng.
Tên khoa học: Radix Rehmanniae glutinosae
Nguồn gốc: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) gọi là Sinh địa,, sau khi chế biến theo một quy trình nhất định gọi là Thục địa.
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can và thận
Hoạt chất: Mannitol, stigmasterol, campesterol, B-sitosterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose
Thành phần hoá học chính: Iridoid glycosid, acid amin, caroten.
Dược năng: Tư âm, dưỡng huyết, sinh tân
Công dụng: Sinh địa dùng làm thuốc chữa ho ra máu, đỏ máu cam, băng huyết, lậu huyết, tiểu ra máu, tiểu đường, tâm thần không yên, mất ngủ.
Thục địa làm thuốc bỏ huyết, điều kinh, chữa thận suy, chóng mặt, ù tai, râu tóc bạc sớm.
Liều Dùng: 9 – 30g
Chủ trị:
– Trị âm hư, thiếu máu, áp huyết thấp, chóng mặt, hay hồi hôp, khó ngủ, kinh nguyệt không đều.
– Trị thận âm hư với các triệu chứng như đạo hãn, đau nhức trong xương, táo bón, khát nước
– Bổ máu, sinh tân, trị đau lưng, nhức mỏi, mỏi gối, chóng mặt, tóc bạc sớm
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hư yếu, đầy bụng hoặc tiêu chảy không nên dùng
– Có ứ huyết, cao áp huyết không nên dùng

thục địa CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT

2.
Tên khác: Quy phiến
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô (Radix Angelicae sinensae)
Tính vị: Vị cay, ngọt, đắng, thơm, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ
Hoạt chất: Tinh dầu (0,2%), chất đường, sinh tố B12, butylidene phthalide, ligustilide, carotene
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, coumarin.
Dược năng: Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh
Công dụng: Chữa các chứng đau đầu, đau lưng do thiếu máu, điều hoà kinh nguyệt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc.
Chú ý: Dược điển Việt Nam quy định loài Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa là Đương quy di thực.
Quy đầu: bổ huyết
Toàn quy: bổ huyết, hoạt huyết
Quy vĩ: hoạt huyết
Liều Dùng: 3 – 16g
Chủ trị:
Kinh nguyệt không đều, đau bụng, chấn thương, ứ huyết, tê nhức, huyết hư, đại tiện bí.
Thiếu máu, sắc mặt tái, gầy yếu, kinh nguyệt không đều dùng Đương quy với Bạch thược, Thục địa hoàng và Xuyên khung trong bài Tứ Vật Thang.
Kiêng kỵ:
Dùng cẩn thận trong trường hợp âm hư nội nhiệt, tiêu chảy

đương quy CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT

3.
Tên khác: Giao đằng, dạ hợp
Tên khoa học: Radix Fallopiae multiflorae
Nguồn gốc: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ, còn gọi là Dạ giao đằng (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum L.), họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây mọc hoang trên các vùng đồi núi nước ta. Một số địa phương đã trồng sản xuất Hà thủ ô đỏ.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, cố sáp, tính hơi ấm
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Emodin, physcion, chrysophanic acid, sennoside, questin, citrosein, questinol, 2-acetylemodin, chein, chrysophanol anthrone, rhapontin, tricin, calcium, sắt, kẽm, đồng
Thành phần hoá học chính:
Anthranoid, tanin, lecithin.
Dược năng: Dưỡng can thận, dưỡng huyết, thanh nhiệt độc, nhuận trường
Công dụng: Bổ máu, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu, sớm bạc tóc, mẩn ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-20g dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.
Ghi chú:
Hà thủ ô trắng là rễ củ của cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Dây sữa bò (Streptocaulon juventas Merr.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Các lương y dùng Hà thủ ô trắng làm thuốc bổ máu, bổ can thận.
Chủ trị:
– Trị các chứng thiếu máu, mắt mờ, hay chóng mặt, lưng đau, gối mỏi, tóc bạc sớm.
– Thanh lọc gan, loại trừ độc tố, giảm mỡ máu hạ cholesterol, giảm mỡ gan.
– Làm ẩm đại tiểu trường, trị táo bón
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không nên dùng
– Hà thủ ô kỵ kim loại, không sắc, nấu băng nồi kim loại hoặc đựng vị thuốc trong lọ bằng kim loại

hà thủ ô CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT

4. A GIAO
Vị thuốc: A Giao
Tên khác: Lư bì giao, ô giao, cao da lừa
Tên khoa học: Colla Bovis
Nguồn gốc: Vị thuốc là keo chế từ da trâu (Bubalus bubalis L.), hoặc bò (Bos taurus L.), họ Trâu bò (Bovidae).
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, phế và thận
Hoạt chất: Trong A giao chủ yếu là chất keo (Collagen). Khi thủy phân Collagen sẽ cho ra các Axit Amin bao gồm: Lysin 10%, Acginin 7%, Histidin 2%, Xystin 2%, Glycin 2%. Lượng Nitơ toàn phần là 16.43 – 16.54% , Can xi 0.079 – 0,118%, Sunfua 1,10 – 2,31%, độ tro 0,75 – 1,09%
Thành phần hoá học chính: Collagen, muối calci.
Dược năng: Tư âm dưỡng huyết, cầm máu, chống teo cơ, trừ phong, nhuận táo, lợi tiểu tiện, điều đại trường.
Công dụng:
Làm thuốc bổ, thuốc cầm máu khi băng huyết, thổ huyết và chữa các chứng ra máu (lỵ, ho, đi tiểu ra máu), động thai, kinh nguyệt không đều, còn dùng làm thuốc an thần.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-24g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Ghi chú:
A giao (Colla Asini) là keo chế từ da lừa (Equus asinus L.), họ Ngựa (Equidae), công dụng như Minh giao. Nước ta phải nhập A giao từ Trung Quốc, Mông cổ.
Chủ trị:
Trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu ra máu, lỵ, phụ nữ bị các chứng về huyết gây ra đau, huyết khô, kinh nguyệt không đều, không có con, đới hạ, các chứng trước khi có thai và sau khi sinh, khớp xương đau nhức, phù thũng, hư lao, ho suyễn cấp, ho khạc ra máu, ung nhọt thủng độc.
Ghi chú: A giao (cao da lừa) có thể được thay bằng cao da trâu gọi là Hoàng minh giao cũng có dược tính tương tự.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không nên dùng

a giao CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT

5. TANG THẦM TỬ
Tên khác: quả dâu tằm.
Tên khoa học: Morus alba L. , họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.
Bộ phận dùng:
Vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori)
Lá (Tang diệp – Folium Mori)
Cành (Tang chi – Ramulus Mori)
Quả (Tang thầm – Fructus Mori)
Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi)
Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu – Ootheca Mantidis)
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, thận
Hoạt chất: Rutin, carotene, vitamin A, B1, B2, C; chất đạm, đường, anthocyanidinglucoside, lipids, cyanidin
Thành phần hoá học chính:
Tang bạch bì : acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.
Tang diệp: chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin.
Tang chi: cellulose, tanin, flavonoid.
Tang thầm: anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, vitamin C, tanin, protid, và acid hữu cơ (malic, succinic).
Dược năng: , dưỡng huyết, sinh tân, nhuận trường
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
Tang bạch bì: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang diệp: chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang chi: chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc.
Tang thầm: chữa bệnh đái đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng 12-20g.
Tang ký sinh: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng. Ngày dùng 12-20g.
Tang phiêu tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).
Chủ trị:
– Âm suy và thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, điếc, mất ngủ, bạc tóc sớm: Dùng phối hợp tang thầm với hà thủ ô, nữ tinh tử và mặc hạn liên.
– Khát và khô miệng do thiếu dịch trong cơ thể hoặc đái đường biểu hiện khát thèm uống nước, đái nhiều và mệt mỏi: dùng phối hợp Tang thầm với Mạch đông, Nữ trinh tử và Thiên hoa phấn.
– Táo bón do khô ruột: dùng phối hợp Tang chi với Hắc chi ma, Hà thủ ô và Hoạt ma nhân.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy, phân sống không nên dùng

tang thầm CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 7): LOẠI BỔ HUYẾT

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>