CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 8): LOẠI DƯỠNG ÂM

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 8): LOẠI DƯỠNG ÂM Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 8): LOẠI DƯỠNG ÂM Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 8): LOẠI DƯỠNG ÂM

IV/LOẠI DƯỠNG ÂM
Là loại thuốc âm tính vị thường ngọt lạnh, có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, thích ứng với chứng âm dịch thiếu, hư nhiệt. Như phế âm hư đầy hơi, ho hen, gò má đỏ; vị âm hư lưỡi khô miệng khác, nặng thí nấc; thận âm hư buồn trong xương, sốt cơn, ra mồ hôi trộm, di tinh. Do âm hư hỏa bốc lên, lưỡi thường sạch bóng, không có rêu, mạch tế sác vô lực. Nên dùng các vị , ,…dưỡng âm để tăng tân dịch, nhuận táo. Loại này gồm có 13 vị sau:

1. SA SÂM
Tên khác: Bắc sa sâm, cát sâm
Tên khoa học: Radix Glehniae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ đã bỏ vỏ phơi hay sấy khô của cây Sa sâm bắc (Glehnia littoralis Fr. Schm.), họ Cần (Apiaceae).
Cây ưa khí hậu ôn đới, vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Hoạt chất: Alkaloids
Thành phần hoá học chính: Đường, tanin, chất béo.
Dược năng: Dưỡng âm, dưỡng vị, nhuận phế, tả hoả, chỉ khát
Công dụng: Chữa ho, long đờm, chữa sốt cao, miệng khô khát nước.
Chủ trị:
– Phế Âm suy kèm nhiệt biểu hiện như ho khan, ho có ít đờm, giọng khàn do ho kéo dài, khô cổ và khát: Dùng Sa sâm với Mạch đông và Xuyên bối mẫu.
– Sốt lâu ngày làm mất tân dịch biểu hiện như khô lưỡi và kém ăn: Dùng Sa sâm với Mạch đông, Sinh địa hoàng và trong bài Ích Vị Thang.
Kiêng kỵ:
– Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn không nên dùng.
– Sa sâm tương tác với Lê lô
– Một số bệnh nhân bệnh viêm gan C có biểu hiện đau tức vùng gan khi dùng Sa sâm. Ngày dùng 16g, dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
– Sa sâm còn là rễ của một số cây như Launaea pinnatifida Cass. Microrhynchus sarmentosus DC. Prenanthes sarmentosa Willd., họ Cúc (Asteraceae). Trong đó chủ yếu là rễ của cây Launaea pinnatifida Cass. Cây này mọc nhiều ở ven biển và một số đảo ở nước ta, các thầy thuốc Đông y dùng thay Sa sâm Bắc.
– Nam sa sâm là rễ cây Adenophora verticillata Fisch., họ Hoa chuông(Campanulaceae), mọc ở các ruộng bỏ hoang. Trung Quốc dùng rễ cây này với tên Nam sa sâm, Luân diệp sa sâm, Cát sâm.
Cách dùng, liều lượng:
Liều Dùng: 10 – 15g

sa sâm CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 8): LOẠI DƯỠNG ÂM

2. MẠCH MÔN
Tên khác: mạch môn đông, Mạch đông
Tên khoa học:Radix Ophiopogi
Nguồn gốc: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn (Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl.), họ Mạch môn (Haemodoraceae).
Cây được trồng nhiều nơi trong nước ta làm cảnh và làm thuốc. Trung Quốc và nhiều nước nhiệt đới khác cũng có.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị và tâm
Hoạt chất: Ophiopogonin A, B, C, D; Ruscogenin, B-sitosterol, stigmasterol, B-sitosterol-B-glocoside, ophioside, kaempferol-3-galactoglucoside
Thành phần hoá học chính:
Chất nhầy, đường, saponin steroid.
Dược năng: Bổ âm, nhuận phế, dưỡng vị, sinh tân, thanh nhiệt, nhuận trường
Công dụng:
Chữa ho, long đờm, ho lao, sốt phiền khát, thổ huyết, chảy máu cam.
Chủ trị:
– Trị ho, miệng khát, kinh nguyệt khô, sữa không thông.
– Phế nhiệt do âm suy biểu hiện: ho có ít đờm và dính hoặc ho ra đờm lẫn máu: Dùng Mạch đông với Sa sâm, đông, Xuyên bối mẫu và Sinh địa hoàng.
– Vị âm suy biểu hiện: lưỡi khô và khát. Dùng Mạch đông với Ngọc trúc, Sa sâm và Sinh địa hoàng.
– Mất ngủ do nhiệt nhập phần doanh: Dùng Mạch đông với Sinh địa, Trúc diệp và Hoàng liên.
– Tâm âm suy kèm nội nhiệt gây mất ngủ: Dùng Mạch đông với Sinh địa và Toan táo nhân.
– Táo bón do trường Vị táo: Dùng Mạch đông với Sinh địa hoàng và Huyền sâm.
Độc tính: Không độc
Kiêng kỵ:
– Không dùng trong trường hợp ho do cảm phong hàn hoặc đờm thấp
– Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không nên dùng
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Khi dùng rút bỏ lõi mới có tác dụng tốt.

mach môn CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 8): LOẠI DƯỠNG ÂM

3. THIÊN MÔN
Tên khác: Thiên môn, Thiên đông, leo.
Tên khoa học: Radix Asparagi
Nguồn gốc: Rễ củ đã đồ chín, rút lõi, phơi hay sấy khô của cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) ), họ Thiên môn đông (Asparagaceae).
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính đại hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, thận
Hoạt chất: Asparagine, citrulline, serine, threonine, proline, clyccine, B-sitosterol, smilagenin, 5-methoxymethylfurfural, rhamnose
Thành phần hoá học chính:
Đường, acid amin (asparagin).
Dược năng: Dưỡng thận âm, thanh phế nhiệt, nhuận phế
Công dụng: Thuốc bổ, chữa ho.
Chủ trị:
– Sinh tân dịch, tiêu đờm, trị ho, trị nóng rét, đại tiện táo bón.
– Hỏa suy do phế và thận âm hư biểu hiện như đờm ít nhưng dính hoặc ho ra đờm lẫn máu: dùng với Mạch đông trong bài Nhị Đông Cao.
– Phần âm và dương hư do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như khát, hơi thở ngắn và tiểu đường: dùng với Sinh địa hoàng và Nhân sâm trong bài Tam Thái Thang.
– Táo bón do trường vị bị táo: dùng với Đương qui và Nhục thung dung
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không dùng
Liều Dùng: 5 – 15g

thiiên môn CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 8): LOẠI DƯỠNG ÂM

4. NGỌC TRÚC
Tên khác:
Tên khoa học: Rhizoma Polygonati officinalis
Nguồn gốc: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Ngọc trúc (Polygonatum officinale All.), họ Hoàng tinh (Convallariaceae).
Cây mọc hoang ở một số vùng núi nước ta.
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh phế và vị
Hoạt chất: Convallamarin, convallarin, polygonatiin, polygonotin, quercitol, vitamin A, starch
Thành phần hoá học chính: Đường, chất nhầy.
Dược năng: Tư âm, nhuận phế, kiện vị, sinh tân dịch
Công dụng: Trị ho, táo kết, mồ hôi trộm, phiền khát.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, hoàn tán, rượu thuốc thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Không nhầm cây Ngọc trúc với cây Hoàng tinh.
Chủ trị:
– Trị thời tiết hanh khô vào mùa thu làm tổn hại đến phế âm, ho khan, khô mồm, họng.
– Thanh nhiệt ở vị, trị các chứng ợ hơi, ăn không tiêu, biếng ăn, khô miệng lưỡi, hay khát nước.
– Hạ nhiệt, sốt do trúng nắng, cảm nhiệt
Kiêng kỵ:
Tỳ yếu do thấp hoặc có đàm trọc không dùng
Liều Dùng: 10 – 15g

ngọc trúc CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 8): LOẠI DƯỠNG ÂM

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>