CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNGY (KỲ 6): LOẠI TRỢ DƯƠNG

check CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNGY (KỲ 6): LOẠI TRỢ DƯƠNG Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNGY (KỲ 6): LOẠI TRỢ DƯƠNG Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNGY (KỲ 6): LOẠI TRỢ DƯƠNG

9.

Tên khác: Quả ré, ích trí tử, mè sé…
Tên khoa học: Fructus Alpiniae oxyphyllae
Nguồn gốc: Quả chín phơi khô của cây Ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây mọc hoang trong các vùng rừng núi, dược liệu dùng ở nước ta chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh thận, tỳ
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (0,7%), saponin (1,7%).
Dược năng: Ôn thận, ấm tỳ, chỉ lỵ
Công dụng: Chữa ỉa chảy, nôn mửa, đầy hơi, người già hay đái đêm, đái đục, di tinh.
Liều Dùng: 3 – 9g

Chủ trị:
– Trị tiểu không tự chủ, di tinh, cầm tiêu chảy.
– Hàn tà phạm vào tỳ và thận biểu hiện như đau bụng và nôn dùng Ích trí nhân với Đẳng sâm, Bạch truật và Can khương.
– Thận hư biểu hiện như đái dầm và di tinh: dùng Ích chí nhân với Sơn dược và Ô dược.
– Tiêu chảy và tiết nước bọt nhiều do tỳ hư: Dùng phối hợp ích chí nhân với phục linh, sơn dược, đẳng sâm và bán hạ.
Kiêng kỵ:
Di tinh, tiểu nhiều do nhiệt không dùng

ich tri nhan CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNGY (KỲ 6): LOẠI TRỢ DƯƠNG

10.
Tên khoa học: Cervus nippon Temminck – Con ; Cervus unicolor Cuv. – Con nai, họ (Cervidae).
Bộ phận dùng: Sừng ở các giai đoạn khác nhau:
– Lộc nhung (Mê nhung) – sừng non của con Hươu, Nai.
(gạc) – sừng già.
– Lộc giác giao = Cao ban long – Cao nấu từ gạc.
Tính vị: Vị ngọt, hơi mặn, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh Thận, Can, Tâm và Tâm Bào
Hoạt chất: Trong Lộc nhung có đến 25 loại Acid Amin, Calci Phosphat, Calci Carborat, chất keo, Oestrogen, Testosteron và 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban, Kiềm (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Thành phần hoá học chính: Calci phosphat, calci carbonat, protid, chất keo, chất nội tiết kích thích sinh trưởng – pantocrin…
Dược năng: – Lộc nhung bổ nguyên dương, ích khí huyết, cường tinh tủy, có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao năng lượng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.
– Liều lượng khác nhau của Lộc nhung có tác dụng khác nhau đối với mạch máu tim: liều cao gây hạ huyết áp, biên độ co bóp của tim tăng, tim đập nhanh, lượng huyết do tim phát ra cũng tăng lên.
Công dụng: Thuốc bổ, chữa mệt mỏi, làm việc quá sức, huyết áp thấp…

Chủ trị:
– Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).
– Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).
– Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).
– Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
– Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ… Toàn thân con hươu đều cho con người (Bản Thảo Cương Mục).
– Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).
– Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).

Cách dùng, liều lượng:
– Lộc nhung: ngày dùng 4-12g, làm thành bột uống với nước hay nước gừng chữa đau lưng mỏi gối, váng đầu, ù tai, mờ mắt, chữa lở loét, sưng đau do ứ huyết, nhọt độc.
– Lộc giác: đốt thành than hoà dấm bôi vào nhọt độc sau lưng, ở vú và các nơi khác.
– Lộc giác: đốt tồn tính, tán bột uống chữa gân xương đau nhức.
– Cao ban long: là dạng dùng phổ biến hơn cả. Dùng trong trường hợp thiếu máu, chảy máu, rong kinh, ho ra máu,…Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,3-1g, có thể dùng dạng cao ngâm rượu.
Chú ý:
Nhiều bộ phận khác của Hươu, Nai cũng được dùng làm thuốc:
– Hươu bao tử, Lộc thai (Embryo Cervi) sấy khô tán bột hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ.
– Lộc cân (Ligamentum Cervi) – Gân ở chân con Hươu, Nai bổ gân xương, giúp cho các chỗ gẫy, đứt chóng lành.
– Lộc vĩ (Cauda Cervi) – đuôi Hươu, Nai sấy khô tán bột hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ.
– Lộc huyết (Sanguis Cervi) – huyết Hươu, Nai phơi khô chữa bệnh liệt dương, trừ độc của thuốc hay thức ăn…

Liều Dùng: 1 – 3g (tán, hoàn hoặc ngâm rượu)
Độc tính: Không đo được liều độc cấp LD50. Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa, da ửng đỏ, ngứa, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng).
Kiêng kỵ:
Thận hư có hỏa: không nên dùng. Thượng tiêu có đờm nhiệt hoặc Vị (dạ dầy) có hỏa: không dùng. Phàm thổ huyết, hạ huyết, âm hư hỏa tích: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

loc nhung huou CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNGY (KỲ 6): LOẠI TRỢ DƯƠNG

11.
Tên khác: , đại bích hổ, cáp giải
Tên khoa học: Gekko gekko L., họ Tắc kè (Gekkonidae).
Con Tắc kè sống ở các hốc cây, hốc đá, có nhiều ở các vùng thượng du nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang…
Tính vị: Vị mặn, tính bình
Quy kinh: Vào kinh phế, thận
Hoạt chất: Carnoside, carnitine, guanine, albumen, protein
Bộ phận dùng: Cả con đã loại bỏ nội tạng.
Thành phần hoá học chính: Chất béo (13-15%), các aminoacid.
Dược năng: Bổ phế, thận, ích khí, tráng dương, trị suy nhược cơ thể
Công dụng: Thuốc bổ, chữa liệt dương, người già đau lưng mỏi gối, hen suyễn.
Liều Dùng: 1 cặp (một con đực, một con cái)

Chủ trị: Tắc kè là vị thuốc quí thường được dùng trong những toa rượu bổ trị chứng thận suy, bất lực, phong thấp nhức mỏi. Khi dùng phải dùng 1 đôi một đực một cái thì công hiệu mới tốt nhưng trên thực tế các tiệm thuốc thường bán 1 cặp là 2 con không phân biệt đực cái. Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết. Dược tính chính là ở đuôi tắc kè nên khi mua cần phải lựa con có đuôi to, không bị gãy, có nước da bóng mới tốt.
Tắc kè được dùng trong thuốc tán, sắc và thuốc rượu (thông dụng nhất).
Độc tính: Mắt và bàn chân tắc kè có chất độc, cần phải chặt bỏ đầu từ mắt trở lên và bốn bàn chân trước khi dùng. Tắc kè khô mua ơ tiệm thuốc thường đã được bỏ đầu và bàn chân.
Kiêng kỵ:
– Ho do ngoại hàn hay nhiệt tà không dùng
– Người tu hành, ăn chay trường cấm dùng

cáp giới CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNGY (KỲ 6): LOẠI TRỢ DƯƠNG

12.
Tên khác:
Tên khoa học: Herba Epimedii
Nguồn gốc: Là thân mang lá phơi khô của cây Dâm hương hoắc (Epimedium macranthum Merr. et Decne.), Dâm hương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornu Maxim.), Dâm hương hoắc lá hình mũi tên (Epimedium sagittatum (Sieb. et Zucc.) Maxim.), họ Hoàng liên (Berberidaceae). Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can và thận
Hoạt chất: Icariine, icarisid I, isoquercetin, benzene, magnoflorine, sterols, tanin, palmitic acid, linolenic acid, oleic acid, vitamin E
Thành phần hoá học chính: Flavonoid, saponin, alcaloid.
Dược năng: Khử phong hàn, thấp, giảm đau tê; có tác dụng như kích thích tố nam; hạ áp, kháng khuẩn, giảm ho
Công dụng: Chữa nam giới không có khả năng sinh hoạt tình dục, lưng gối mỏi đau, gân xương co quắp, chân tay tê bại, bán thân bất toại.

Chủ trị:
– Trị âm nuy tuyệt thương, trong âm hành đau (kinh trung thống) (Bản Kinh.
– Trị loa lịch, xích ung, hạ bộ lở loét (Biệt Lục).
– Trị lãnh phong, lao khí, nam giới tuyệt dương bất khởi, nữ tử tuyệt âm vô tử, gân cơ co rút, tay chân tê, người lớn tuổi bị choáng váng, trung niên hay bị quên (Nhật Hoa Tử Bản Thảo.
– Trị thiên phong (liệt nửa người), tay chân tê bại, tay chân không có cảm giác (Y Học Nhập Môn).
– Trị liệt dương, tiểu buốt, gân cơ co rút, liệt nửa người, lưng gối không có sức, phong thấp đau nhức, tay chân tê dại (Trung Dược Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ:
– Tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, mất ngủ, sung huyết não không dùng.
– Không nên dùng lâu có thể làm tổn hại đến âm khí, nên dùng chung với vị bổ âm để điều hòa.
Liều Dùng: 6 – 15g

dâm dương hoắc CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNGY (KỲ 6): LOẠI TRỢ DƯƠNG

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>