những nguy hại khó lường khi dùng thảo dược trị xoang mũi

check những nguy hại khó lường khi dùng thảo dược trị xoang mũi Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new những nguy hại khó lường khi dùng thảo dược trị xoang mũi Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem những nguy hại khó lường khi dùng thảo dược trị xoang mũi

Ngoài ra, một số loại thảo dược trong dân gian như hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn); cây giao (cây xương cá); cây lưỡi rắn.. cũng được xem là vị thuốc để điều trị bệnh viêm xoang.

Theo các chuyên gia, viêm mũi xoang (viêm xoang, ) là bệnh lý thường thấy ở cả người lớn và trẻ nhỏ mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường.

copy of anh thay ne bbbb 1491883400507 những nguy hại khó lường khi dùng thảo dược trị xoang mũiCác chuyên gia khuyến cáo, không tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng các loại thảo dược chữa viêm xoang để tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh: N.Mai
Để điều trị bệnh này, dân gian hay dùng một số loại thảo dược như cây hoa ngũ sắc, cây giao, cây lưỡi rắn… Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thảo dược này để tránh làm bệnh lý trầm trọng hơn.

Viêm xoang không phải là bệnh truyền nhiễm

Là người có “thâm niên” bị xoang mũi đã gần 15 năm nay, anh Trần Văn Nhất (trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, do đặc thù công việc phải công tác tại các công trường xây dựng, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi nên anh hay gặp các vấn đề về mũi, họng. Ban đầu là những cơn hắt hơi nhẹ, đau rát cổ họng rồi sau đó chuyển sang bị chảy nước mũi. Cũng do chủ quan không đi khám và điều trị ngay từ đầu, tình trạng của anh ngày càng nặng. Khi đến gặp bác sĩ, anh được thông báo đã bị viêm xoang và phải “chung sống” với bệnh này suốt hơn 10 năm qua.

“Trước đây, tôi chỉ bị xoang một bên, nay đã lan sang cả hai bên. Khi thay đổi thời tiết, tôi hay bị đau nhức, chảy mủ trắng, có ho và khạc ra đờm. Mỗi lần như thế tôi đều phải uống thuốc kháng sinh mới đỡ đau nhức. Mỗi lần bệnh tái phát làm tôi rất khó chịu và đôi khi ái ngại khi giao tiếp với mọi người vì sợ lây sang cho họ”, anh Nhất chia sẻ.

Theo các chuyên gia y tế, viêm mũi xoang là tình trạng lớp niêm mạc xoang và mũi bị viêm. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang như: nhiễm virus, vi trùng, nấm, chấn thương mũi… Các triệu chứng điển hình là chảy dịch nhày mũi ra trước hoặc chảy ra sau xuống họng, nghẹt mũi, đau nhức căng ở mặt. Viêm xoang có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, trong đó, viêm xoang mạn tính (kéo dài trên 12 tuần) và viêm xoang cấp tính (dưới 4 tuần) rất khó điều trị.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương quân đội 108) cho biết, viêm xoang không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng truyền nhiễm. Khi bị viêm xoang, nên có những phác đồ điều trị hợp lý như với Tây y vừa dùng thuốc kháng sinh vừa dùng thuốc kháng viêm, chống dị ứng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp viêm xoang không dùng được Tây y mà phải dùng biện pháp y học cổ truyền. Bên cạnh đó, mổ xoang, chọc hút, bơm kháng sinh là những biện pháp vạn bất đắc dĩ mới phải làm trong điều trị viêm xoang, nhưng hiệu quả nhiều khi không được như mong muốn. Do đó, BS Hoàng Khánh Toàn lưu ý, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, cần được điều trị dứt điểm, tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, đúng liệu trình, liều lượng và thời gian để tránh bệnh ngày càng nặng.

Sử dụng các loại thảo dược hợp lý

Theo BS Hoàng Khánh Toàn, về y học cổ truyền, người xưa đã sử dụng một số vị thuốc để trị viêm xoang, trong đó có thể kể đến bài thuốc nổi tiếng là “thương nhĩ tử tán”. Đây là một bài thuốc gồm 4 vị thương nhĩ tử có vị cây, tính ấm có tác dụng trừ phong thấp, chỉ thống chuyên dùng để điều trị các bệnh lý về mũi họng. Ngoài ra, một số loại thảo dược trong dân gian như hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn); cây giao (cây xương cá); cây lưỡi rắn.. cũng được xem là vị thuốc để điều trị bệnh viêm xoang.

BS Hoàng Khánh Toàn cho biết, cây hoa cứt lợn, cụ thể là hoa cứt lợn màu tím có thể giã nhỏ, ngâm cồn rồi dùng bông gòn thấm đều, đặt vào bên trong mũi, có thể giúp người bệnh điều trị được viêm xoang. Tuy nhiên, việc sử dụng riêng lẻ cây hoa cứt lợn đôi khi không đem lại tác dụng điều trị triệt để mà chỉ phần nào hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm xoang. Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác và được hướng dẫn cách thực hiện khi tự dùng thuốc ở nhà.

Bên cạnh đó, cây xương cá cũng được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm vùng mũi họng với cách thức giã nhỏ lá vắt lấy nước và nhỏ vào mũi. Thực tế, theo Đông y, cây xương cá cũng là một vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giải mẫn cảm, chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên, BS Toàn cũng lưu ý, chỉ riêng một vị cây xương cá chỉ giải quyết những trường hợp viêm xoang, viêm mũi dị ứng nhẹ còn với những trường hợp lâu năm, bị nặng thì hiệu quả rất hạn chế. Hơn nữa, đây chỉ là cách lưu truyền dân gian, vì vậy, việc áp dụng cần lưu ý và cẩn thận.

Theo BS Hoàng Khánh Toàn, một loại thảo dược khác cũng được dùng để điều trị viêm xoang là cây lưỡi rắn (bạch hoa xà thiệt thảo). Đây là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm rất mạnh. Nó không chỉ dùng trong các bệnh lý về mũi xoang mà còn dùng để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm khác. Do đó, việc sử dụng vị thuốc này để xông mũi, chữa bệnh viêm xoang là có cơ sở khoa học, nhưng đây không phải là vị thuốc hay nhất để điều trị các bệnh lý về xoang mũi. Thay vào đó, nên sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác theo chỉ dẫn của thầy thuốc sẽ hiệu quả hơn.

BS Hoàng Khánh Toàn lưu ý thêm, việc sử dụng các sản phẩm Đông dược đem lại những lợi ích như đơn giản, ít tác dụng phụ và giúp giảm thiểu về mặt tài chính. Tuy nhiên, nên mua các thảo dược ở những cơ sở uy tín, có giấy phép lưu hành để đảm bảo an toàn, tránh mua sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Ngoài ra, với những loại thảo dược dễ tìm trong thiên nhiên, cần tìm hiểu kỹ về phương pháp bào chế và tránh tình trạng lạm dụng các loại thảo dược này, dễ để rước họa vào thân.

BS Hoàng Khánh Toàn khuyến cáo, để phòng bệnh viêm xoang, nên giữ vùng hầu họng không bị ảnh hưởng sự thay đổi của thời tiết: đeo khẩu trang, phòng đường hô hấp bị lạnh, ăn đủ chất; khi ngủ nên kê cao gối để giúp lưu thông máu, hạn chế viêm xoang; uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây tươi sẽ giúp cho các chất nhầy khi tiết ra sẽ loãng hơn, thoát ra dễ dàng, mau khỏi bệnh. Đặc biệt, không sử dụng các đồ uống có chứa chất cồn sẽ làm cho cơ thể mất nước, tăng tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc.

Lưu ý khi chữa viêm xoang cho bà bầu
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với phụ nữ mang thai, tất cả các loại thuốc đều phải cân nhắc trước khi sử dụng. Nếu tình trạng viêm xoang ở mức nhẹ, thai phụ có thể xịt rửa mũi bằng nước muối biển tại nhà hoặc sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ, an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, kể cả điều trị theo Đông y hay Tây y, cũng cần có sự chỉ định của các thầy thuốc uy tín. Không tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng các loại thảo dược để tránh gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trong trường hợp viêm xoang ngày càng nặng, thai phụ cần đến các cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm bệnh.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>