Cảnh giác với nguy cơ viêm xương tủy cấp tuổi học đường

check Cảnh giác với nguy cơ viêm xương tủy cấp tuổi học đường Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Cảnh giác với nguy cơ viêm xương tủy cấp tuổi học đường Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem Cảnh giác với nguy cơ viêm xương tủy cấp tuổi học đường

Nếu diễn biến lâm sàng nhẹ; toàn thân không có hội chứng nhiễm khuẩn, tại chỗ không có ổ áp-xe thì điều trị bảo tồn: kháng sinh và chăm sóc vết thương.

chủ yếu gặp ở tuổi học đường (80% từ 6 đến 16 tuổi). Nếu phát hiện, điều trị sớm sẽ có tiên lượng tốt, để muộn kết quả thường kém và để lại di chứng.

Những nguyên nhân gây viêm
Khoảng 50% ca viêm xương tủy cấp có tiền sử chấn thương. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là tụ cầu vàng. Viêm xương tủy cấp cũng thường thứ phát sau khi có ổ viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm tai mũi họng, phế quản phế viêm… Viêm xương tủy cấp ở trẻ em mang tính chất nhiễm khuẩn toàn thân. Tại chi viêm, giới hạn viêm không rõ ràng. Vị trí hay gặp là các đầu xương dài, nơi xương mềm, có tủy đỏ (xương đùi: 35-37%, cẳng chân: 31-32%). Ở trẻ lớn, viêm xương đường máu ít khi đi quá sụn phát triển rồi vào khớp, nhưng do cấu trúc đầu trên xương đùi (nằm trong khớp háng) nên viêm mủ hay phá vào khớp, gây ra trật khớp, viêm tiêu chỏm xương đùi. Xương càng phát triển càng dễ bị viêm.
153335 viem xuong1 Cảnh giác với nguy cơ viêm xương tủy cấp tuổi học đườngCác giai đoạn của viêm xương mạn tính
Viêm xương sau chấn thương
Viêm xương sau chấn thương gặp nhiều ở gãy xương hở, sau mổ kết hợp xương… thường gặp ở tuổi hoạt động nhiều (20-40 tuổi), ổ viêm khu trú. Viêm xương sau chấn thương gặp ở bất kỳ xương nào, vị trí nào bị gãy. Thường sau gãy xương hở, sau mổ kết hợp xương, bệnh nhân sốt cao hoặc không sốt, dấu hiệu nhiễm khuẩn có thể rõ hoặc không. Tại vết thương thấy sưng nề, chảy dịch đục hoặc mủ. Nếu nặng hơn có thể thấy lộ xương viêm, lộ dụng cụ kết hợp xương.
Điều trị thế nào?
Về điều trị, vừa phải điều trị toàn thân (tăng sức đề kháng, điều trị tiệt căn ổ viêm nguyên phát), vừa phải điều trị tại chỗ. Tiên lượng tốt nếu điều trị sớm, để muộn kết quả thường kém và để lại di chứng.
Với viêm xương cấp tính ở trẻ em, phải tích cực điều trị, điều trị sớm và tính từng giờ. Bất động bằng bột 2 tuần. Cho kháng sinh liều cao toàn thân.
Tìm ổ nhiễm khuẩn nguyên phát và phải điều trị tiệt căn. Cần nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.
Kháng sinh liệu pháp: Dùng trong 1-3 ngày đầu sau khi có triệu chứng và sau khi đã thăm khám lâm sàng và chẩn đoán kỹ. Dùng kháng sinh thậm chí ngay cả xét nghiệm âm tính. Trừ khi lâm sàng gợi ý đến bệnh khác, bắt đầu điều trị ngay với cephalosporin hoặc penicillin bán tổng hợp hiệu quả kháng tụ cầu vàng càng sớm ngay sau khi đã lấy bệnh phẩm để nuôi cấy. Dùng kháng sinh sau đó nên dựa vào kháng sinh đồ, sau khi đã có kết quả nuôi cấy vi khuẩn. Điều trị cần tiếp tục ít nhất sau đó 6 tuần để tránh tái phát bệnh.
153335 viem xuong2 Cảnh giác với nguy cơ viêm xương tủy cấp tuổi học đườngPhẫu thuật điều trị viêm xương.
Phẫu thuật: Phẫu thuật để rạch dẫn lưu mủ, giải ép trong xương và lấy bỏ các phần hoại tử. Chỉ định khi: chọc hút có mủ đặc, triệu chứng không thuyên giảm sau điều trị kháng sinh từ 24-48 tiếng hoặc tiền sử đã gợi ý có bệnh viêm xương đường máu cấp tính. Giải ép là mục đích chính của phẫu thuật sớm. Lấy bỏ các thành phần hoại tử, mảnh xương chết làm giải phẫu bệnh. Để vết thương hở hoặc dẫn lưu một vài ngày. Sau mổ, chi cần bất động bột để chống viêm và chống nguy cơ gãy. Nguy cơ này còn sau đó nhiều tuần và chỉ hết khi xương mới được hình thành.
Với viêm xương mạn tính: Do đặc điểm sinh bệnh học, kháng sinh toàn thân có tác dụng rất hạn chế với viêm xương tủy mạn tính. Điều trị bằng cách phẫu thuật lấy xương chết, nạo viêm, dẫn lưu rộng rãi và kháng sinh toàn thân. Việc che phủ khuyết xương có thể đơn thuần chỉ là đóng vết thương hoặc phải tiến hành chuyển vạt, lấp đầy chỗ khuyết xương bằng cơ có chân nuôi. Điều trị kết hợp chế độ ăn uống nhiều vitamin, dưỡng chất. Viêm xương mạn tính dễ chẩn đoán nhầm với u xương. Xác định chủ yếu dựa vào Xquang, chọc dò, nuôi cấy vi khuẩn…
Với viêm xương sau chấn thương: Điều trị viêm xương sau chấn thương chủ yếu làm sạch ổ viêm, cố định xương bằng khung cố định ngoài và kháng sinh toàn thân.
Nếu diễn biến lâm sàng nhẹ; toàn thân không có hội chứng nhiễm khuẩn, tại chỗ không có ổ áp-xe thì điều trị bảo tồn: kháng sinh và chăm sóc vết thương.
Nếu diễn biến nặng thì phải phẫu thuật lấy hết dụng cụ kết hợp xương bên trong, lấy xương chết, làm sạch đầu xương và ống tủy. Điều kiện cho phép thì đặt bi gentamycinhoặc ciment có kháng sinh vùng ổ gãy. Kháng sinh giải phóng từ từ diệt tận căn ổ nhiễm khuẩn. Cố định xương bằng cố định ngoài, hoặc bó bột (nếu can xương chắc).
Những dấu hiệu phát hiện bệnh
Giai đoạn đầu dấu hiệu mơ hồ, không rõ ràng, dễ bỏ qua: Trẻ bỗng nhiên sốt cao, biểu hiện bị nhiễm khuẩn nhẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cần để ý, trái với lệ thường, trẻ hạn chế hoạt động và kêu đau quanh chi. Có thể thấy sưng nề nhẹ quanh đầu xương (hay gặp nhất viêm xương quanh gối), ấn vào khớp không đau. Khi bệnh trên 72 giờ thì triệu chứng lâm sàng rõ ràng hơn.
Giai đoạn muộn khi viêm đã phá ra tổ chức phần mềm: Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn rõ (sốt, choáng, có thể giảm nhiệt độ, tụt huyết áp…). Tại chỗ viêm ở chi có ổ áp-xe cơ với các dấu hiệu sưng – nóng – đỏ – đau và ở giữa bùng nhùng mủ. Nhiều khi có lỗ rò mủ ra ngoài. Lỗ rò mủ do viêm xương có đặc điểm điển hình: da quanh lỗ rò thâm, da sát xương, mủ chảy qua lỗ dò mùi hôi, tanh…

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>