Công dụng trị ho tuyệt vời từ lá hẹ

check Công dụng trị ho tuyệt vời từ lá hẹ Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Công dụng trị ho tuyệt vời từ lá hẹ Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem Công dụng trị ho tuyệt vời từ lá hẹ

Hẹ có thành phần saponin có tác dụng long đờm. Kết hợp với thành phần kháng sinh, hẹ trở thành vị thuốc tốt cho những người hen suyễn, khò khè có đờm, ho do lạnh, nhiễm khuẩn.

nắm giữ nguồn kháng sinh tự nhiên nên trị được nhiều bệnh mà chẳng lo mệt mỏi, kháng thuốc…

Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen. Đông y gọi hẹ là cửu thái, khởi dương thảo, có vị cay, tính ấm, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm… Sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh dùng hẹ trong nhiều bài thuốc trị tiểu dầm, ho, cảm, thổ tả, lên cơn suyễn đột ngột…

loi ich tuyet voi cua cay he Công dụng trị ho tuyệt vời từ lá hẹ

Kháng sinh mạnh hơn penicillin

Thành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit mạnh hơn cả kháng sinh penicillin, chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis…

Nhờ vậy chúng có thể chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.

Kháng sinh trong lá hẹ cũng diệt được trùng roi âm đạo nên chúng cũng trở thành bài thuốc phụ khoa hữu hiệu cho chị em hay tiết dịch âm đạo, viêm nhiễm, khí hư. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể dùng bằng cách uống nước lá và rửa ngoài âm đạo.

Hẹ có thành phần saponin có tác dụng long đờm. Kết hợp với thành phần kháng sinh, hẹ trở thành vị thuốc tốt cho những người hen suyễn, khò khè có đờm, ho do lạnh, nhiễm khuẩn. Dược tính này của hẹ gần với tỏi nhưng lại ít hắc hơn nên dễ dùng cho trẻ nhỏ. Khi cho trẻ uống nước lá hẹ thì ngoài , giun kim, còn trị được chứng tiểu dầm, hay đổ mồ hôi trộm, viêm hô hấp trên.

Tăng nhạy cảm insulin

Lá hẹ giàu chất xơ lại có tác dụng tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin nên chúng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin. Chúng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Bệnh nhân đái tháo đường nên dùng lá hẹ nấu canh hoặc làm gia vị hàng ngày.

Một số đơn thuốc đơn giản từ cây hẹ:

1. Cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.

2. Yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần.

3. Viêm tai giữa: Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.

4. Côn trùng bò vào tai: Lá Hẹ đâm vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra.

5. Hen suyễn nguy cấp: Lá Hẹ, một nắm, sắc uống.

6. , lỵ ra máu: Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.

7. Ho trẻ em: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.

8. Giun kim: Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống.

9. Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.

10. Sản hậu Chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.

Lưu ý khi dùng hẹ

– Hẹ kỵ với mật ong nên nếu muốn nước hẹ ngọt, dễ uống thì chỉ thêm đường phèn, tránh dùng mật.

– Một số hoạt chất trong hẹ dễ bay hơi, phân hủy nên chỉ dùng nước hẹ tươi hoặc hấp chín, không sắc hoặc đun sôi kỹ vì sẽ làm giảm tác dụng của các hoạt chất.

– Toàn thân hẹ đều có dược tính nên khi dùng làm thuốc, tốt nhất dùng cả hoa, lá và rễ. Hẹ thu hoạch quanh năm nhưng mùa xuân dược tính cao hơn.

Theo YHCT

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>