“HỘI CHỨNG CHUỘT MÁY TÍNH” căn bệnh mới của dân văn phòng

check “HỘI CHỨNG CHUỘT MÁY TÍNH” căn bệnh mới của dân văn phòng Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new “HỘI CHỨNG CHUỘT MÁY TÍNH” căn bệnh mới của dân văn phòng Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem “HỘI CHỨNG CHUỘT MÁY TÍNH” căn bệnh mới của dân văn phòng

Một số người luôn có tư này vì thế các ngón tay của họ luôn lơ lửng trên các phím bấm của chuột. Cách làm này tạo nên những áp lực không cần thiết lên ngón tay.
Ngày nay, lực lượng lao động văn phòng chiếm đa số so với các nghành nghề khác. Chính vì thế, những người này chính là đối tượng của các căn bệnh liên quan đến nghề nghiệp nhiều nhất, trong đó có căn bệnh khá lạ – “hội chứng chuột máy tính”.

“Hội chứng chuột máy tính” là gì?

Để đáp ứng yêu cầu công việc, ngày càng có nhiều người phải tiếp xúc và sử dụng máy tính trong thời gian dài. Việc lặp đi lặp lại động tác đánh chữ trên bàn phím và di chuyển con chuột khiến khớp xương cổ tay phải hoạt động nhiều. Những thao tác này được thực hiện với tần suất cao và trong thời gian dài đã dẫn đến bắp cơ cổ tay hoặc khớp xương bị tê, sưng, đau nhức, chuột rút. Về lâu dài, các chứng bệnh này làm tổn thương cổ tay và khoa học thường gọi “hội chứng chuột máy tính”.

Khi mắc hội chứng này, ống cổ tay của bạn sẽ bị tê đau bất thường. Đặc biệt là tê ngón trỏ và ngón giữa, ngón cái thì bị yếu dần đi… thậm chí người bệnh còn cảm thấy tê buốt giống như bị kim châm, lòng bàn tay khó cử động, cả cánh tay bị đơ cứng…

bestie hoi chung chuot may tinh 20170309143004 “HỘI CHỨNG CHUỘT MÁY TÍNH” căn bệnh mới của dân văn phòng
“Hội chứng chuột máy tính” chính là sự tổn thương của ống cổ tay.

Các chuyên gia lí giải, do những sợi thần kinh ở cổ tay và bàn tay chúng ta vận hành theo những kênh xác định hình thành xương, dây chằng và cơ bắp. Khi làm việc lâu trên bàn phím và đặc biệt với chuột máy tính, dây thần kinh nối với xương bị ép vào nhau. Nếu điều đó tiếp diễn trong một thời gian đủ lớn, sẽ xảy ra hiện tượng tê cứng, đau buốt rồi ít lâu sau sẽ hoàn toàn mất cảm giác tại các ngón tay. Nếu không để ý mà cứ tiếp tục sử dụng máy tính trong thời gian kéo dài, có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng như hỏng dây thần kinh cổ tay, bàn tay biến thành màu đen sẫm, cơ bắp bị hoại tử.

Sử dụng chuột đúng tư thế, điều không phải ai cũng biết

Chứng bệnh tuy nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đề phòng nếu như thay đổi thói quen xấu, thực hiện thói quen tốt. Để hạn chế căn bệnh nguy hiểm này, điều đầu tiên bạn cần thực hiện là thay đổi cách cầm chuột. Bác sĩ chấn thương chỉnh hình Aaron Daluiski ở New York, Mỹ đã đưa ra 3 lời khuyên về tư thế cầm chuột đúng cách.

Đầu tiên là chọn vị trí đặt chuột phù hợp, nghĩa là không quá gần mà cũng không quá xa. Nếu quá xa thì đòi hỏi tay cần phải với, dẫn tới căng thẳng cả cánh tay lẫn vai. Nhưng quá gần cũng tạo nên tư thế không thoải mái khi sử dụng.

bestie hoi chung chuot may tinh 2 20170309130624 “HỘI CHỨNG CHUỘT MÁY TÍNH” căn bệnh mới của dân văn phòng

Một vài tư thế sử dụng chuột đúng cách.

Tư thế đặt chuột khoa học nhất là đặt ngay cạnh bên phải của bàn phím, vì khi đó độ mở của bàn tay cũng vừa đủ, không quá nhỏ cũng không quá lớn. Bạn có thể chọn cách đặt trọn bàn tay bao trùm hết con chuột hoặc để hai ngón trỏ và giữa lên thân chuột. Khi di chuyển chuột, nên để tay tựa vào bàn để giảm bớt trọng lực cho chuột cũng như tay.

Đảm bảo bàn tay và cổ tay ở vị trí thẳng hàng khi cầm chuột. Cổ tay không nên uốn cong lên hoặc võng xuống khi đang cầm chuột di chuyển. Động tác di chuyển chuột nên thực hiện bằng cả cẳng tay chứ không chỉ lắc cổ tay bởi điều này sẽ tạo nên những chuyển động không tự nhiên, bắt cổ tay làm việc quá nhiều. Hạn chế để các ngón tay lơ lửng trên chuột. Một số người luôn có tư này vì thế các ngón tay của họ luôn lơ lửng trên các phím bấm của chuột. Cách làm này tạo nên những áp lực không cần thiết lên ngón tay.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>