TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 3)

check TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 3) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 3) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 3)

* THUỐC BỔ DƯỠNG (Tiếp theo)
1.NHÂN SÂM…
2.ĐẢNG SÂM…
3.HUỲNH KỲ…
4.BẠCH TRUẬT…
(tiếp kỳ 2)
5. SƠN DƯỢC
Tên khác: Hoài sơn, củ mài, Thự dự
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế, thận
Hoạt chất: Tinh bột 16%, choline, dopamine, batasine, abscisin, mannan, phytic acid
Dược năng: Ích khí, bổ tỳ âm, vị âm, phế âm, thận âm, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh.
Liều Dùng: 9 – 30g
Chủ trị:
Dùng sống: trị bạch đới, thận suy, tiêu chảy do thấp hàn.
Dùng chín: chữa tỳ vị hư yếu. Trị lở, ung nhọt, thổ huyết.
– Tỳ và vị hư yếu biểu hiện như biếng ăn, tiêu chảy và mệt mỏi dùng với Nhân sâm, Bạch truật và Phục linh trong bài Sâm Linh Bạch Truật Hoàn.
– Thấp nặng do tỳ hư biểu hiện như khí hư mầu đục và loãng, mệt mỏi: Dùng Sơn dược với Bạch truật, Phục linh và Khiếm thực.
– Do thận hư biểu hiện như khí hư và đau lưng dưới dùng Sơn dược với Sơn thù du và Thỏ ti tử.
– Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư mầu vàng dùng Sơn dược với Hoàng bá và Xa tiền tử.
– Tiểu đường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi dùng Sơn dược với Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn, Sinh địa hoàng và Cát căn.
– Mộng tinh do thận suy dùng Sơn dược với Sơn thù du và Sinh địa hoàng trong bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn.
– Hay đi tiểu do thận suy dùng Sơn dược với Ích trí nhân và Tang phiêu tiêu.
– Ho mạn tính do phế suy dùng Sơn dược với Sa sâm, Mạch đông và Ngũ vị tử.

hoài sơnjpg TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 3)

6. CAM THẢO
Tên khác:
Tên Latin: Radix Glycyrrhizae
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế và tâm
Hoạt chất: Triterpenoids, flavonoids
Dược năng: Có tác dụng giải độc đối với rất nhiều loại thuốc và độc tố, như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin.
Tác dụng chỉ khái, hóa đàm: Tác dụng chỉ khái có quan hệ đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm.
Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim.
Liều Dùng: 3 – 10g, tối đa 30g
Chủ trị:
– Chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tâm khí hư, táo nhiệt thương tổn tân dịch, viêm họng, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, điều hoà các vị thuốc.
– Chích cam thảo (Cam thảo sao mật}: bổ tỳ dưỡng vị, ích khí, nhuận phế, giảm ho
Kiêng kỵ:
– Cam thảo kỵ Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo
– Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng.

cam thảo TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 3)

7.
Tên khác: đen (chế), hồng táo (táo khô, chưa chế)
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Vitamin A, B2, C, calcium, phosphorous, iron
Dược năng: Kiện tỳ, ích khí, sinh huyết, an thần, điều hòa các vị thuốc khác
Liều Dùng: 10 – 30g (3 – 10 quả)
Chủ trị:
– Trị các chứng suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, hơi thở ngắn, biếng ăn, tiêu chảy
– Thường được dùng trong các thang thuốc bổ để điều hòa các vị thuốc
Kiêng kỵ:
– Đầy bụng, có đàm thấp, thấp nhiệt không dùng

đại táojpg TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 3)

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>