CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 41) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 41) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 41) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 41) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

THUỐC KHƯ HÀN (ôn lý)
(Tiếp theo)
5.
Tên khác: Đinh tử, đinh tử hương
Tên khoa học: Flos Caryophylli
Nguồn gốc: Dược liệu là nụ hoa đã phơi khô của cây Đinh hương (Syzygium aromaticum (L.) Merill. et L.M. Perry = Eugenia caryophyllata Thunb.), họ Sim (Myrtaceae).
Dược liệu phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị và thận
Hoạt chất: Chất tinh dầu 16 – 19%, caryophyllene, acetyleugenol, a-caryophyllene, chavicol
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu (ít nhất 15%), trong đó có 70-80% eugenol.
Dược năng: Ấm tỳ, vị, giáng nghịch khí, bổ thận dương
Công dụng: Kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, nấc, nôn, thổ tả.
Tinh dầu làm thuốc sát trùng, diệt tuỷ răng và chế eugenat kẽm là chất hàn răng tạm thời.
Đinh hương dùng làm gia vị trong thực phẩm và hương liệu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 1-4g, độc vị hoặc phối hợp trong các bài thuốc sắc, bột, hoàn hoặc ngâm rượu.
Chủ trị:
– Hàn ở Vị biểu hiện như đau thắt lưng và nôn dùng Đinh hương với Bán hạ và Sinh khương.
– Tỳ, Vị hư hàn biểu hiện như kém ăn, nôn và tiêu chảy dùng Đinh hương với Sa nhân và Bạch truật.
– Vị hư hàn biểu hiện như đau thắt lưng và nôn dùng Đinh hương với Nhân sâm hoặc Đảng sâm và Sinh khương.
– Thận dương hư biểu hiện như đau vùng thắt lưng, bất lực dùng Đinh hương với Phụ tử, Nhục quế, Ba kích thiên và Dâm dương hoắc.
Kiêng kỵ:
– Âm hư hỏa vượng không nên dùng.
– Đinh hương phản tác dụng của Uất kim

đinh hương CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 41) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

6.
Tên khác: Thảo ô
Tên khoa học: Fructus Amomi tsao-ko
Nguồn gốc: Là quả chín phơi khô của cây Thảo quả (Amomum tsao-ko Crévost et Lem., Amomum costatum Benth.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng núi nước ta.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: 1,8 cinole, trans-2-vudecnol
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (1-1,5%).

Dược năng: Táo thấp mạnh, trừ hàn, tán ứ, giảm sưng
Công dụng: Chữa đau bụng đầy chướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở.
Cất tinh dầu làm hương liệu. Làm gia vị.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-18g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị:
– Trị sốt rét: dùng với Thường sơn, Tri mẫu, Sài hồ.
– Trị đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, trừ hôi miệng, giúp sự tiêu hoá.
Hàn đàm ngưng trệ và ứ tắc ở tỳ vị biểu hiện cảm giác đầy chướng bụng và thượng vị, đau lạnh, buồn nôn và nôn: Thảo quả phối hợp với Hậu phác, Thương truật và Bán hạ.
Độc tính:
Dùng quá liều có thể gây ói mửa
Kiêng kỵ:
Âm hư, khí suy, không có hàn hoặc thấp tà không dùng

THAO QUA CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 41) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

7.Ngãi diệp
Tên khác: Lá ngải cứu, ngải cứu
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae).
Mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nước khác.
Bộ phận dùng:
Lá có lẫn ít cành non (Folium Artemisiae); Lá phơi khô, tán nhỏ rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là Ngải nhung thường làm mồi cứu.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, can, thận
Hoạt chất: D-alpha-phellandrene, alpha-cadinene, 1,8-cineole, camphene, trans-carveol, borneol acetate, isoborneol, alpha-terphineol, carvone
Thành phần hoá học chính: Tình dầu, flavonoid.
Dược năng: Điều kinh, an thai, chỉ huyết, tán hàn, táo thấp, chỉ thống, giảm ngứa, trừ đàm, giảm ho
Công dụng: Điều kinh, an thai, chữa lỵ, thổ huyết, máu cam, băng huyết, lậu huyết, bạch đới, đau dây thần kinh. Lá khô dùng làm mồi cứu trên các huyệt
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, sắc hoặc hãm, chia làm 3 lần uống. Uống vào tuần lễ trước khi có kinh. Có thể dùng dạng bột, ngày dùng 5-10g.
Lá sao nóng chườm vào chỗ đau do ứ huyết, chấn thương.
Chú ý:
Các địa phương vùng núi có loài Ngải dại (Artemisia vulgaris L. var. indica (Willd) DC.) có thể dùng thay Ngải cứu.
Chủ trị:
– Dùng để cứu trong khoa châm cứu, trị đau bụng do hàn, kinh nguyệt bế, có thai ra huyết, thổ huyết, băng huyết.
– Dọa xẩy thai, tử cung xuất huyết do yếu và hàn dùng với A giao, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa hoàng, Cam thảo, Xuyên khung.
– Hư hàn ở hạ tiêu biểu hiện như đau bụng hàn, kinh nguyệt không đều, vô kinh và khí hư: Dùng Ngải diệp với Đương qui, Hương phụ, Xuyên khung và Ô dược.
Độc tính: Dùng quá liều có thể gây ói mửa, chóng mặt, khô cổ, khát nước, đau bụng, tiêu chảy
Kiêng kỵ:
– Âm hư, huyết nhiệt không dùng

9 ngai cuu 1 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 41) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>