CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 42) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 42) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 42) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 42) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

THUỐC KHƯ HÀN (ôn lý)
8.
Tên khác: .
Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance., họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây mọc hoang và được trồng khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Alpiniae officinarum).
Tính vị: Vị cay, tính nhiệt
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Carineole, methyl cinnamate, eugenol, pinene, cadimene, galangin, kaempferide, kaempferol, quercetin, isorhamnetin, galangol
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (khoảng 1%), trong đó chủ yếu là cineol, flavonoid.
Dược năng: Ấm trung tiêu, giảm đau
Công dụng: Kích thích tiêu hoá, dùng trong các bệnh kém ăn, chậm tiêu, nôn mửa, đầy hơi. Trị sốt rét, báng tích (sưng lá lách).
Chủ trị:
Chủ trị đau bụng, nôn mửa, nấc cục, tiêu chảy do hàn ở trung tiêu
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-10g dạng thuốc sắc, hoàn tán.
Kiêng kỵ:
Âm hư nội nhiệt không nên dùng

củ riềng CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 42) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

9.
Tên khác: Gấu tầu, Ấu tầu.
Tên khoa học: Radix Aconiti
Nguồn gốc: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu, gồm một só loài thuộc chi Aconitum như Aconitum carmichaeli Debx., Aconitum chinense Paxt., Aconitum fortunei Hemsl., họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Cây mọc hoang và được trồng tại các vùng cao phía Bắc nước ta. Dược liệu thu từ các loài khác nhau nên hình dáng, hàm lượng alcaloid rất khác nhau.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ
Hoạt chất: Aconitine, hypaconitine, mesaconitine, talatigamine, carmichaeline, 14-acetyltateizamine, isotalatizidine, karakoline, neoline, lipoaconitine, lipohpaconitine, lipomesaconitine, lipodeoxyaconitine
Thành phần hoá học chính: Alcaloid 0,5% – 0,7% (aconitin, aconin, benzoylaconin).
Dược năng: Khu phong, táo thấp, tán hàn, chỉ thống. Ô đầu có tác dụng tán hàn, giảm đau mạnh hơn Hắc phụ tử nhưng có độc tính cao hơn và tính bổ dưỡng kém hơn.
Công dụng:
Phụ tử sống : Chủ yếu dùng ngoài để xoa bóp khi đau nhức, mỏi chân tay, đau khớp, bong gân. Thái nhỏ ngâm cồn bôi vào chỗ đau (không bôi vào vết thương hở, mắt mũi, cấm uống).
Phụ tử chế:
– Diêm phụ: là phụ tử chế với magiê chlorid (đảm ba), muối ăn, nước. Công dụng:chữa chân tay co quắp, bán thân bất toại.
– Bạch phụ phiến: là phụ tử chế với magiê chlorid đến hết cay tê, xông diêm sinh, chủ yếu làm thuốc trừ đờm.
– Hắc phụ: là phụ tử chế với magiê chlorid, đường đỏ, dầu hạt cải đến hết cay tê, làm thuốc bổ mệnh môn hoả, hồi dương cứu nghịch.
Chủ trị:
– Trị các chứng sưng đau, đau tức ở ngực, đau bụng, nhức đầu do phong hàn thấp.
– Trị đau nhức khớp xương, đau lưng, lạnh chân
Cách dùng, liều lượng:
Phụ tử sống: Dùng dưới dạng cồn Ô đầu 10% (thuốc độc bảng A).
Phụ tử chế: 4-12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.
Độc tính:
Độc tính rất cao, thường chỉ dùng ngoài. Nếu dùng trong thuốc sắc thì nên sắc khoảng 30 phút trước khi cho các vị khác vào và có thể kết hợp với Cam thảo, Can khương để giảm bớt độc tính.
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai cấm dùng
– Ô đầu kỵ Xuyên bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch liễm, Bạch cập
– Ô đầu phản tác dụng của Tê giác

phụ tử CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 42) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

10.
Tên khác: Quế nhục, ngươn nhục, , quế tâm
Tên khoa học:Cinnamomum obtusifolium Nees. và một số loài Quế khác (Cinnamomum cassia Blume, Cinnamomum zeylanicum Breyn.)…, họ Long não (Lauraceae).
Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở một số vùng miền núi nước ta.
Bộ phận dùng:
Vỏ thân (Quế nhục – Cortex Cinnamomi), cành ( – Ramulus Cinnamomi).
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính nhiệt
Quy kinh: Vào kinh tâm, thận, can, tỳ
Hoạt chất: Cinnamaldehyde, cinnamyl acetate, phenylpropyl acetate
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, trong đó chủ yếu là aldehyd cinamic.
Dược năng: Trừ hàn, giảm đau, thông kinh lạc, dẫn hỏa quy nguyên
Công dụng:
-Quế nhục dùng chữa bệnh do lạnh như tay lạnh, đau bụng trúng thực, phong tê bại, ỉa chảy. Còn dùng cho phụ nữ khó thai nghén.
-Quế chi chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi. Tinh dầu thường được cất từ dư phẩm khi chế biến, dùng làm thuốc và trong kỹ nghệ hương liệu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 1-4g dạng thuốc sắc hoặc hãm.
Chủ trị:
– Thận dương suy biểu hiện như lạnh tay chân, đau và yếu vùng ngang lưng và đầu gối, bất lực và hay đi tiểu dùng Nhục quế với Phụ tử, Thục địa hoàng và Sơn thù du trong bài Bát Vị Quế Phụ Hoàn.
– Tỳ Thận dương hư biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và vùng bụng, kém ăn, phân lỏng dùng Nhục quế với Can khương, Bạch truật và Phụ tử trong bài Quế Phụ Lý Trung Hoàn.
– Hàn tà ngưng trệ ở kinh lạc biểu hiện như đau lạnh thượng vị và bụng, đau lưng dưới, đau toàn thân, kinh nguyệt không đều, ít kinh nguyệt: Dùng Nhục quế với Can khương, Ngô thù du, Đương quy và Xuyên khung.
– Ung nhọt mạn tính dùng Nhục quế với Hoàng kỳ và Đương quy.

Chú thích:
Quan quế: là loại quế non vỏ mỏng lấy từ thân cây quế có độ tuổi 6 – 7 tuổi. Quan quế có tính táo hơn Nhục quế (do có ít chất tinh dầu hơn) và tính nhiệt thấp hơn. Quế tâm là Nhục quế đã được cạo bớt lớp vỏ sù sì ở ngoài đi. Loại quế mỏng là loại được lấy ở cành gọi là Quế chi.
Kiêng kỵ:
– Âm hư, nội nhiệt không dùng
– Phụ nữ có thai dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc

nhục quế CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 42) LOẠI KHƯ HÀN (ÔN LÝ)

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>