Vật lý trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến điều trị bệnh xương khớp

check Vật lý trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến điều trị bệnh xương khớp Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Vật lý trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến điều trị bệnh xương khớp Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem Vật lý trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến điều trị bệnh xương khớp

Hóa ra không hoàn toàn là do bạn đứng ngồi sai mà có thể do bạn làm thế này

Thật dễ để nhận định rằng tình trạng đau vai, cổ là do chúng ta làm việc quá nhiều bên máy tính, với tư thế vai thõng, đầu cúi. Nếu không muốn nói là “quá dễ” để khẳng định như vậy – theo bác sĩ Eric Robertson, Phó giáo sư chuyên ngành lâm sàng tại Đại học Nam California.

ly do dau lung 1 15470177090461725109360 Vật lý trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến điều trị bệnh xương khớp
Bác sĩ Robertson cũng chỉ ra rằng, không có các nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa đau lưng, cổ với tư thế sai, xấu.

“Thực sự thì nếu bạn có ở tư thế thõng vai, cổ cứng một lúc cũng không sao cả. Bạn có thể thấy rất nhiều người sở hữu đủ loại tư thế, vóc dáng kỳ quái và họ chẳng bị đau chút nào. Tôi nghĩ, thật là tiện khi thấy ai đó bị đau và chúng ta chỉ ngay vào vóc dáng của họ để thốt lên: ‘Ồ, nhìn kìa, đó là lý do tại sao anh bị đau đấy'”. Robertson cũng chỉ ra rằng, không có các nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa đau lưng, cổ với tư thế sai, vóc dáng xấu.

Vậy tại sao bạn lại phải chịu đựng những cơn đau khó chịu như vậy ở cổ và lưng? Câu trả lời rất đơn giản: Có thể do bạn vận động chưa đủ.

Nguyên nhân nằm ở chỗ: Phần lớn các cơn đau bắt nguồn từ tình trạng yếu cơ hoặc căng cứng cơ. “Hãy tưởng tượng nếu bạn thức giấc vào một buổi sáng và bạn không bao giờ quay đầu. Chà, vào cuối ngày hôm đó, bạn sẽ chẳng thể xoay nổi đầu sang trái, sang phải. Nó sẽ có cảm giác cứng đơ và cực kỳ khó chịu”, Robertson cho biết.

ly do dau lung 3 1547017709038848959558 Vật lý trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến điều trị bệnh xương khớp
Vậy tại sao bạn lại phải chịu đựng những cơn đau khó chịu như vậy ở cổ và lưng? Câu trả lời rất đơn giản: Có thể do bạn vận động chưa đủ.

Đó cũng là những gì xảy ra khi chúng ta ngồi trong xe ô tô hay tại bàn làm việc bên máy tính. Bản thân tư thế ngả người về trước không phải là thủ phạm gây đau. Mà là tất cả những việc chúng ta đang làm.

Giải pháp phòng tránh đau lưng:

Hãy tạo điều kiện để các khớp của bạn được vận động trọn vẹn mỗi ngày. Phó giáo sư Robertson nhấn mạnh: “Mọi khớp đều có phạm vi chuyển động mà chúng có thể thực hiện. Và chúng sẽ thích được thường xuyên ghé thăm các điểm chuyển động đó. Hãy nghĩ tới thứ gì đó như yoga vốn đã tồn tại hàng thiên niên kỷ. Một trong những việc mà nó làm được là giúp con người trải nghiệm phong phú các phạm vi chuyển động khác nhau”.

Như vậy, nếu lần tới bạn có cảm thấy nhức mỏi ở cổ hoặc lưng, hãy xoay đầu, vai và lưng theo nhiều hướng. Và bạn sẽ có thể ngăn chặn cơn đau tăng lên. Tốt hơn nữa, hãy bắt đầu lịch trình tập các động tác duỗi căng cơ thể một cách đều đặn.

Lợi ích của động tác duỗi căng cơ thể đã được chứng minh:

– Giúp bạn tỉnh táo, hạn chế tình trạng uể oải, lờ đờ, dù đã là 3 giờ chiều ngày làm việc

– Giữ thăng bằng tốt, giảm nguy cơ trượt, ngã

– Giúp bạn cử động, di chuyển dễ dàng hơn, ít bị đau hơn

– Tăng hiệu quả tối đa của các buổi tập thể hình

– Giảm nguy cơ tự gây chấn thương cho mình

– Có thể giúp hạ đường huyết

– Giảm căng thẳng

ly do dau lung 2 15470177090431304652941 Vật lý trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến điều trị bệnh xương khớp
Do đó, cường độ tập vật lý trị liệu sẽ phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vấn đề đau lưng, đau cổ.

Nếu các cơn đau ở lưng và cổ vẫn kéo dài dù bạn đã áp dụng cách vận động phù hợp, phó giáo sư Robertson gợi ý nên tới gặp một chuyên gia vật lý trị liệu: “Việc chăm sóc sẽ được cá thể hóa. Do đó, cường độ tập vật lý trị liệu sẽ phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tìm những người có thể hợp tác với bạn giải quyết vấn đề đau lưng, cổ – thay vì trao cho bạn sự can thiệp bị động – có vai trò vô cùng quan trọng”.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>