HƯ THỰC VỀ BÀI THUỐC ĐẮP LÒNG BÀN CHÂN MỘT LẦN PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỊ CẢ ĐỜI

check HƯ THỰC VỀ BÀI THUỐC ĐẮP LÒNG BÀN CHÂN MỘT LẦN PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỊ CẢ ĐỜI Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new HƯ THỰC VỀ BÀI THUỐC ĐẮP LÒNG BÀN CHÂN MỘT LẦN PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỊ CẢ ĐỜI Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem HƯ THỰC VỀ BÀI THUỐC ĐẮP LÒNG BÀN CHÂN MỘT LẦN PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỊ CẢ ĐỜI

Đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc sơ cấp cứu.
Hiện nay việc điều trị ngày càng có nhiều tiến bộ, điều này giúp giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân nhưng mức độ tàn phế vẫn còn là một thách thức và là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, hậu quả là tế bào não bị chết do thiếu oxy. Có hai hình thái đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đột quỵ do thiếu máu não cục bộ thường do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não gây tắc mạch não.
Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ dấn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó chi phối.
Nguyên nhân thường gặp là cơn cao huyết áp, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.
Diễn biến
Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ
Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê
Gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác
Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể
Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt
Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn
Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu tiên.
Với thông tin về bài thuốc phòng ngừa đột quỵ, chỉ một lần đắp thuốc duy nhất hiện nay vẫn chưa được khoa học nghiên cứu cụ thể để đánh giá về tác dụng thực tế của bài thuốc. Thời gian qua đã có một số người tham gia sử dụng phương pháp và bài thuốc này, nhưng những cơ quan có trách nhiệm vẫn chưa có đánh giá và thông báo thực tiễn cho phương pháp và bài thuốc này.Sau đây là tính năng của từng vị thuốc trong bài thuốc này theo Đông y:
– Hạnh nhân:
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế và đại trường
Hoạt chất: Chất dầu 50 – 60%, amygdalin, albuminoid và các men (emunsin). Sau khi thuỷ phân thành một phân tử acid cyanhydric và hai phân tử glucose
Dược năng: Tả Phế, giải biểu, hạ khí, nhuận táo, tiêu đờm,
Công dụng: thông phế bình suyễn, nhuận trường thông tiện
– Chi tử:
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, phế, vị, tam tiêu
Hoạt chất: Gardenin, crocin, crocetin, D-mannitol, sitosterol, gardenoside, geniposide, genipin-1-glucoside, genepin-1-B-D-gentiobioside, shanzhiside
Dược năng: Thanh thấp nhiệt, tả hỏa, thanh huyết, chỉ huyết, tán ứ, giảm sưng
Công dụng: Thanh tâm trừ phiền,lương huyết, chỉ huyết, lợi thấp thoái hoàng
– Đào Nhân:
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, đại trường, can, phế
Hoạt chất: Amygdalin, emulsin, oleic acid, glyceric acid, linoleic acid
Dược năng: Hoạt huyết, khử ứ, nhuận táo
Công dụng:hoạt huyết thông kinh, khư ứ chỉ thống, nhuận trường thông tiện, bài nùng tiêu ung.
* Nguyên liệu phụ kèm:
– Gạo nếp:
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Dược năng: Bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân
– Hạt tiêu sọ trắng :
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính nóng, có mùi thơm; có tác dụng trừ hàn, làm ấm bụng, giảm đau, tiêu thực, khỏi nôn. Tiêu dùng với liều thấp là một chất kích thích sự tiết dịch vị và kích thích hệ thần kinh. Nó cũng có tính kháng khuẩn và diệt trùng, nên được dùng để gìn giữ thức ăn. Nó là chất kích thích và gây xung huyết da, các tuyến nhờn. Với liều cao, nó gây độc, có thể gây co giật và đái ra máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tiêu là gia vị thông dụng khắp thế giới. Ở nước ta, thường dùng làm kích thích tiêu hoá, giảm đau, trị đau bụng lạnh, thổ tả, ăn không tiêu, nôn mửa hoặc trúng hàn vùng tim, suyễn thở, đờm tắc, quyết lạnh. Ngày dùng 2-4g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Tiêu tán bột dùng xỉa răng chữa đau răng, sâu răng, hoặc thổi vào mũi gây hắt hơi và xát vào chân răng chữa trúng gió lạnh, hôn mê cắn răng co quắp.
Theo Đông y, bàn chân được coi là “trái tim thứ hai”. Tác động bàn chân bằng phương pháp bấm huyệt, mat-xa…đã trở thành một phương pháp phòng và điều trị. Tiền nhân cũng đã có một số bài thuốc chỉ đắp dán vào huyệt Dũng tuyền ở gan bàn chân để nhằm mục đích chữa bệnh tăng huyết áp. Khi đắp dán thuốc vào lòng bàn chân, ngoài tác dụng của dược liệu còn có tác dụng của các huyệt đạo để điều chỉnh âm dương, khai thông uất trệ… Tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp cho bệnh nhân đang bị bệnh tăng huyết áp.
Theo lương y Nguyễn Hữu Trường (bác sĩ đông y, Phó giám đốc chuyên trách việc bào chế và sản xuất thuốc của Công ty Đông Nam dược Bảo Long TP.HCM) cho biết: “Tai biến mạch não hay đột quỵ não là bệnh nguy hiểm và thường để lại nhiều di chứng nặng nề. Vì vậy, nhiều người lo sợ nên luôn muốn tìm 1 bài thuốc hữu hiệu để phòng chống cho yên tâm. Cũng bởi tâm lý đó mà một số người đã mù quáng tin theo những bài không có cơ sở khoa học mà chỉ truyền tai, truyền miệng. Bài thuốc đắp trên, gia đình truyền thống Đông y như tôi cũng chưa từng nghe tên những loại dược liệu đó “.


12928194 992433070834385 2481500458714058263 n HƯ THỰC VỀ BÀI THUỐC ĐẮP LÒNG BÀN CHÂN MỘT LẦN PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỊ CẢ ĐỜI
Đồng quan điểm, Chuyên gia đông y Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết: “Có rất nhiều bài thuốc đắp chân tương tự chữa tai biến, đột quỵ nhưng tôi không tin vì không có một căn cứ khoa học xác đáng”. Nếu có bài thuốc ‘thần dược’ như vậy, một người lương y có tâm sẽ đăng kí với Cục Quản lí dược để “nhân rộng” phương thuốc này, mang lại sức sống cho những người bệnh đang sống thực vật”.
trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại chưa có loại thuốc nào hay kỹ thuật can thiệp nào chỉ dùng vài lần có thể khỏi nhanh và dứt điểm được các căn bệnh trầm trọng như tai biến, đột quỵ. Đây là điều mà nhân viên y tế nào cũng phải biết và tư vấn kỹ lưỡng cho người bệnh. Việc loan truyền một bài thuốc hay một y thuật không rõ nguồn gốc, chưa trải qua kiểm nghiệm lâu dài của thực tiễn lâm sàng, chưa được nghiên cứu khoa học nghiêm túc là việc làm hết sức nguy hiểm. Nó khiến người bệnh có thể vì cả tin mà mất cảnh giác, tự ý ngưng dùng thuốc và các biện pháp khác, để rồi khi nhận ra thì bệnh đã rất nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong một cách oan uổng. Để được trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân hãy đến các cơ sở y tế uy tín và những thầy thuốc chuyên khoa để được tư vấn đầy đủ.
BS Nguyễn Đức Thắng (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền) cho biết, trong Đông y không có bài thuốc tương tự như trên, chỉ có các bài thuốc có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ sức khoẻ, góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ tốt hơn, giúp bệnh nhân giảm thiểu khả năng xảy ra tai biến mạch máu não với điều kiện phải sử dụng đúng theo sự giám sát của thầy thuốc và được kiểm tra kỹ lưỡng các xét nghiệm cận lâm sang.
BS.ThS. Hoàng Khánh Toàn (Khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội 108) cũng khẳng định, trong y học cổ truyền, không có một bài thuốc nào chỉ cần đắp lòng bàn chân một lần lại có khả năng chữa hay chống những chứng bệnh cấp tính, nguy hiểm như trúng phong.
BS Toàn cho biết thêm, ở Nhật, người ta đã bào chế các miếng dán có tẩm dược liệu thiên nhiên nhằm giúp cơ thể đào thải các chất độc qua da ở lòng bàn chân nhưng cũng phải sử dụng với liệu trình nhiều tuần, nhiều tháng mới đạt hiệu quả ở mức độ nhất định.
Từ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm khám, chữa bệnh lâu năm, cả BS Toàn và BS Thắng đều khuyến cáo người bệnh phải thực sự tỉnh táo, khi có bệnh phải tìm đến các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, không nên nghe theo những bài thuốc truyền miệng, thiếu cơ sở khoa học khiến bệnh tiến triển nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Như vậy với tính dụng như trên của từng vị thuốc chỉ có tác dụng khi sử dụng để sắc uống điều trị cho từng chứng bệnh cụ thể, còn đắp ngoài da chỉ một lần là phòng tránh được đột quỵ là một phương pháp không có cơ sở khoa học và chưa được kiểm chứng trong cả Đông Y lẫn Y học hiện đại.
Để phòng tránh bệnh đột quị nên cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:
Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.
Điều trị rối loạn nhịp tim.
Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.
Phát hiện và điều trị tiểu đường.
Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.
Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.
Thường xuyên vận động và tập luyện.
– Ngoài ra cần chú ý:
Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, đặc biệt với người cao huyết áp.
Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ
Tránh táo bón, đặc biệt với người già.
Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.
(Theo Internet)

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>