Chữa tiêu chảy, táo bón, sỏi thận bằng quả bầu
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo các tài liệu y học cổ truyền, trong Đông y, quả bầu được ghi có vị ngọt nhạt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.
Theo Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, bầu có nhiều thứ (dưới loài/ giống), khác nhau bởi hình dạng và kích thước của quả, bao gồm quả hình bầu to, quả bầu sao (hình trụ, có đốm, dài đến 1m) và quả bầu nậm (quả thắt co lại như bầu rượu).
Bầu để làm thuốc bao gồm quả, hạt, rễ, lá và tua cuốn. Trong đó, quả bầu thường được chế biến bằng cách cắt thành khoanh, gọt vỏ, bỏ hạt rồi thái thành miếng nhỏ, dùng tươi hoặc phơi khô. Hạt bầu thu từ quả già, phơi khô.
Theo các tài liệu y học cổ truyền, trong Đông y, quả bầu được ghi có vị ngọt nhạt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.
Quả bầu được dùng luộc, nấu canh hay xào ăn. Bầu luộc ăn mát chữa được táo bón. Nước luộc quả bầu để uống lại là thuốc thông tiểu tiện. Bầu là món ăn – vị thuốc tốt cho bệnh nhân đái tháo đường vì có ít glucose và năng lượng. Thịt quả bầu sống có công dụng chữa tiểu rắt, sỏi thận, phù và dùng để giã đắp khi bị sưng tấy, nóng đỏ. Vỏ quả bầu già với liều từ 30 đến 40g, phơi khô, sắc uống để hạ sốt, lợi tiểu, tiêu độc.
Rễ bầu cũng được dùng trị phù và vàng da với phương thức là sắc uống, ngày từ 16 đến 20g. Tua cuốn và hoa bầu nấu nước tắm cho trẻ để phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa. Hạt bầu chữa răng lợi sưng đau, giun và sán xơ mít. Dầu hạt trị bệnh đau đầu. Ở Ấn Độ, người ta uống dịch ép lá bầu tươi để chữa rắn cắn.
Chú ý: quả bầu tính lạnh, ăn nhiều có thể gây nôn tháo, vậy nên người hư hàn, tạng lạnh không nên dùng. Theo kinh nghiệm của nhân dân, người bị sưng ống chân và đầy hơi không nên ăn nhiều bầu bởi sẽ làm bệnh lâu khỏi.
Một số bài thuốc có bầu trong y học dân gian:
– Chữa răng lợi sưng đau, tụt lợi, chân răng ló ra: Hạt bầu, ngưu tất mỗi vị 20g nấu lấy nước ngậm và súc miệng, ngày từ 3 đến 4 lần.
– Chữa tiêu chảy và lỵ ra máu (2 bài thuốc):
+ Dịch quả bầu còn xanh 10ml trộn với dịch lá cỏ nhọ nồi 10ml, uống ngày hai lần.
+ A ngùy 1mg hòa vào 10ml dịch quả bầu còn xanh, uống ngày 2 lần, trong 3 ngày liền.
– Chữa tiểu rắt, tiểu đỏ, sỏi thận: Vỏ bầu 30g, hoàng thảo, nhân ý dĩ mỗi vị 12g. Tất cả sắc uống, dùng trong nhiều ngày
– Phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa: Tua cuốn và hoa cây bầu dùng nấu nước tắm cho trẻ em
Leave a Reply