ĐÔNG Y- PHÒNG CHỐNG- CHỮA TRỊ CÁC BỆNH MÙA NẮNG NÓNG CHO TRẺ EM.

check ĐÔNG Y  PHÒNG CHỐNG  CHỮA TRỊ CÁC BỆNH MÙA NẮNG NÓNG CHO TRẺ EM. Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new ĐÔNG Y  PHÒNG CHỐNG  CHỮA TRỊ CÁC BỆNH MÙA NẮNG NÓNG CHO TRẺ EM. Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem ĐÔNG Y  PHÒNG CHỐNG  CHỮA TRỊ CÁC BỆNH MÙA NẮNG NÓNG CHO TRẺ EM.

Mùa năm 2015 đã đến sớm hơn và được cơ quan khí tượng cảnh báo sẽ nóng hơn những mùa đã qua. Nên để phòng tránh bệnh và điều trị bệnh trong mùa này, mình mời mọi người cùng tham khảo bài biết sau đây để có ít nhiều hiểu biết về cách phòng tránh và điều trị cho người thân, cho gia đình mình, nhất là cho những đứa con thân yêu của mình, một khi đến bệnh viện sẽ có nguy cơ lây nhiễm chéo.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, kèm theo khói, bụi ô nhiễm môi trường… làm cho trẻ dễ mắc các bệnh: viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy cấp, sốt siêu vi, thủy đậu… Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh cho trẻ?
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh nóng
Viêm đường hô hấp trên
Nguyên nhân là do thời tiết quá nóng bức, sử dụng quạt nhiều, dẫn đến khô vùng hầu miệng khiến các chất nhờn, nhầy bảo vệ vùng họng bị khô tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Triệu chứng thường là sổ mũi, ho, sốt, thở khò khè, đau họng; nặng hơn có thể gây áp xe thành họng, viêm họng do liên cầu…
Không nên dùng kháng sinh tùy tiện, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, làm thông thoáng đường thở bằng cách làm sạch đờm nhớt ở vùng mũi họng của trẻ. Giúp trẻ giảm ho và đau họng bằng thuốc nam (mật ong, lá húng chanh, quất hấp). Nếu bệnh nặng hơn nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Tiêu chảy cấp
Thời tiết nắng nóng, thức ăn rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn: E.coli, shigella, virus, phẩy khuẩn tả… Vi khuẩn hay siêu vi theo thức ăn vào ruột gây viêm ruột non cấp tính, niêm mạc và gây rối loạn hấp thu. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng của bệnh tiêu chảy như trẻ nôn, sau đó, đi tiêu ra phân nước lợn cợn, có đàm, có lúc có máu hoặc phân xanh rêu, đau bụng, sốt, bụng chướng. Tùy theo trẻ bị tiêu chảy nhiều hay ít mà trình trạng mất nước nặng hay nhẹ. Điều trị chủ yếu là bù dịch cho trẻ để tránh mất nước, như: oresol, nước dừa, nước lọc… Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị phù hợp.
Sốt cao co giật do siêu vi
Biểu hiện thường gặp là trẻ đang khỏe mạnh bỗng tỏ ra mệt mỏi, sốt cao, lên cơn co giật. Trước khi đưa trẻ đến bệnh viện, cần cho trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên để đảm bảo đường thở thông thoáng và đàm nhớt chảy ra ngoài. Ngừa trẻ cắn lưỡi trong cơn co giật bằng cách dùng cán muỗng hoặc vật tương tự có quấn gạc và đưa vào miệng trẻ. Tuyệt đối không cho uống bất kỳ thứ gì khi trẻ đang co giật, không chích lể…
Bệnh thủy đậu
Khi phát hiện trẻ có những nốt phỏng nước trên da nên cho trẻ nghỉ ngơi, không được chà xát, làm vỡ các mụn phỏng gây bội nhiễm. Có thể dùng dung dịch sát khuẩn như xanh methylene chấm vào mụn phỏng, mặc quần áo bằng vải mềm. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, cung cấp vitamin nhóm B và C, cho trẻ uống hạ sốt nếu sốt cao. Cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Để phòng các bệnh mùa nắng nóng cho trẻ thì khâu vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm rất quan trọng. Đối với trẻ nhỏ cần tắm rửa hằng ngày và lưu ý lau khô các kẽ để tránh ẩm ướt da làm cho vi khuẩn dễ phát triển gây viêm da. Tránh để hướng gió của quạt thổi trực tiếp vào mũi họng của trẻ, cho trẻ uống nhiều nước và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
Nguyên tắc phòng ngừa bệnh
Để việc phòng các bệnh mùa nắng nóng tốt thì khâu vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm là những việc hết sức quan trọng. Phải biết phòng bệnh từ bản thân mình cũng như mọi thành viên trong gia đình kể cả trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh say nóng, say nóng luôn luôn được đề phòng không ra ngoài trời lúc nắng nóng, nhiệt độ cao, trời oi bức. Không tắm biển hoặc sông suối vào lúc còn nắng gắt. Cần có bảo hộ lao động tốt như nơi làm việc trong các hầm lò, nhà máy, công xưởng, nơi tập trung đông người luôn được thông gió. Những đối tượng có nguy cơ cao say nắng, say nóng nên chuẩn bị sẵn nước uống có pha thêm một ít muối ăn, tăng cường bổ dưỡng bằng các loại rau, quả tươi. Khi ra ngoài trời nắng cần đội mũ rộng vành, không ngồi lâu một tư thế khi có tia nắng mặt trời chiếu thẳng vào gáy (ví dụ ngồi thiền). Không uống nước chưa được đun sôi, không ăn, uống các loại nước giải khát bán dạo, bán ở vỉa hè không đảm bảo vệ sinh. Không ăn rau sống, không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, gỏi cá, thịt tái (phở tái). Cần phải nằm màn khi đi ngủ, kể cả ngủ ban ngày (muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường hút máu ban ngày) kể cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ nhỏ cần tắm rửa hằng ngày cho trẻ và lưu ý lau khô các kẽ để tránh ẩm ướt làm cho vi khuẩn dễ phát triển. Cần bảo vệ da không để da bẩn, xây xước. Mùa nắng nóng cần tích cực diệt muỗi và diệt bọ gậy bằng mọi hình thức từ dân gian đến các biện pháp dùng hoá chất. Một số bệnh đã có vaccin nếu người nào chưa có miễn dịch cần tiêm phòng bởi vì tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Chứng sốt ở trẻ nhỏ chữa theo
Nếu thấy trẻ bị sốt dai dẳng, nhiều ngày liên tục, thậm chí hàng tháng, mà nhiệt độ chỉ dao động từ 37-39oC kèm theo những chứng trạng như miệng khát, uống nhiều nước, tiểu tiện nhiều lần, sờ lên da không thấy mồ hôi hoặc mồ hôi chỉ ra chút ít, nhưng thể trạng nói chung vẫn ổn, kiểm tra toàn thân và xét nghiệm cũng không thấy có gì khác thường, thì chúng ta cần nghĩ đến chứng bệnh mà Đông y gọi là “chú hạ” (để chỉ hiện tượng trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè).
Chứng bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi và có liên quan mật thiết với điều kiện thời tiết khí hậu. Bệnh thường phát tác ở những vùng khí hậu nắng nóng, tập trung vào các tháng 6, 7, 8 nên mới gọi tên là “chú hạ” (chứng sốt mùa hạ ở trẻ nhỏ). Ở những vùng nắng nóng kéo dài, thời gian phát bệnh thường dài hơn. Bước sang mùa thu, thời tiết mát mẻ, thì nhiệt độ cơ thể trẻ cũng tự nhiên trở lại bình thường. Nhưng có một số trẻ, sang mùa hè năm sau bệnh lại tái phát, có khi lặp đi lặp lại đến 3-5 năm. Tuy nhiên khi tái phát, bệnh thường nhẹ hơn năm đầu, ít có biến chứng và tiên lượng cũng lạc quan hơn.
Tây y cho rằng, bệnh này chủ yếu do cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, chức năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn thiện, chưa đủ sức thích ứng với thời tiết nóng bức trong mùa hè, nên bị phát sốt. Hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.
Theo Đông y, tật bệnh tuy đều do “nội nhân” và “ngoài nhân” gây nên, nhưng chứng “chú hạ” chỉ phát sinh ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là những trẻ thể chất yếu ớt, nên “nội nhân” tức nhân tố thể chất, đóng vai trò chính, còn “ngoại nhân” -môi trường bên ngoài, chỉ giữ vai trò phụ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh phát tác.
Cần tránh nhầm lẫn “chú hạ” với “tiểu nhi thử ôn” (sốt ôn dịch ở trẻ nhỏ), cũng thường phát trong mùa hè, với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, co giật, hôn mê… thuộc loại bệnh nặng, không nên tự ý xử trí, mà cần kịp thời đưa ngay đến bệnh viện.

Chữa trị theo thể chất – chứng trạng
Căn cứ vào đặc điểm về thể chất ở trẻ nhỏ, cùng với những trứng trạng biểu hiện cụ thể, có thể sử dụng ngay một số loại thức ăn thông dụng và một số vị thuốc nam có sẵn quanh nhà, để tiến hành “biện chứng thực trị” theo 3 thể sau:
Phế vị âm hư
Hay gặp ở trẻ nhỏ thể chất yếu ớt.
Biểu hiện: Trẻ sốt nóng lâu ngày, mồ hôi ra ít hoặc không có mồ hôi, miệng khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều; môi khô đỏ, lưỡi và họng hơi đỏ, tinh thần và ăn uống nói chung không biến động nhiều.
Phép chữa: chủ yếu là “thanh thử nhiệt” (chống nắng nóng) và “dưỡng âm” (bồi bổ phần âm, tăng thể dịch).
Món ăn – bài thuốc:
– Lòng trắng trứng gà, nước lá tre: Dùng lá tre hoặc lá trúc 10g, trứng gà 1 quả. Trước hết nấu lá tre với 3 bát nước, đun sôi còn nửa bát; vớt lá tre ra. Đập trứng gà vào một cái bát riêng, bỏ lòng đỏ ra, đổ lòng trắng vào nồi nước sắc, đun nhỏ lửa cho đến khi lòng trắng trứng đặc lại, thêm chút đường trắng cho đủ ngọt là được. Chia ra 2-3 lần ăn trong ngày. Liên tục trong nhiều ngày. Lá tre có tác dụng chống nắng nóng. Lòng trắng trứng gà có tác dụng tư âm thanh nhiệt. Hai thứ kết hợp tạo nên tác dụng thanh thử nhiệt, dưỡng âm, sinh tân, chỉ khát, đồng thời còn bổ sung protein cho cơ thể.
– Dưa hấu: Đối với trẻ tương đối lớn, hằng ngày có thể cho trẻ ăn 300-500g dưa hấu hoặc ép nước cho uống. Đối với trẻ còn nhỏ, dùng phần thịt quả và vỏ trắng (gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài) ép lấy nước, chia ra cho trẻ uống trong ngày. Theo Đông y: dưa hấu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải khát và chống sốt.

nắng 7 ĐÔNG Y  PHÒNG CHỐNG  CHỮA TRỊ CÁC BỆNH MÙA NẮNG NÓNG CHO TRẺ EM.
– Nước luộc rau muống, củ mã thầy: Dùng rau muống 200-250g, mã thầy (còn gọi là “củ năng”) 10 củ. Rau muống rửa sạch, thái ngắn, mã thầy gọt vỏ thái lát; hai thứ cùng sắc lấy nước, chia ra 2-3 lần uống trong ngày. Trẻ lớn có thể ăn cả rau muống và mã thầy. Rau muống và mã thầy đều có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, sinh tân dịch và thanh thử nhiệt.
Tỳ vị hư nhược
Dạng này thường gặp ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng hoặc rối loạn tiêu hóa mạn tính.
Biểu hiện: Ngoài những triệu chứng chủ yếu như sốt nóng dài ngày, ra ít mồ hôi, khát nước, tiểu tiện nhiều, bệnh nhi còn biểu hiện mệt mỏi, uể oải, kém ăn, đại tiện lỏng, da mặt vàng nhợt.
Phép chữa: Chủ yếu là kiện tỳ, kết hợp chống nắng nóng.
Món ăn – bài thuốc:
– Cháo đậu xanh hạt sen: Dùng đậu xanh 30g, hạt sen (bỏ tâm) 50g, gạo nếp 50-100g, đường trắng lượng thích hợp. Trước tiên nấu chín đậu xanh, sau đó cho hạt sen và gạo nếp vào nấu tiếp đến khi chín nhừ, thêm đường trắng cho đủ ngọt là được; chia ra 3 lần ăn trong ngày. Tác dụng: kiện tỳ, thanh thử nhiệt.

Thận hư
Dạng này hay gặp ở trẻ nhỏ chậm lớn, do tạng thận bẩm sinh yếu ớt.
Biểu hiện: ngoài những triệu chứng chủ yếu như phát sốt lâu ngày, ra ít mồ hôi, khát nước, tiểu tiện nhiều (nước tiểu trong), bệnh nhi còn có những biểu hiện như mặt trắng nhợt, chân tay yếu ớt, đầu ngón chân ngón tay hơi lạnh, tinh thần uể oải, kém ăn.
Phép chữa: Chủ yếu là bổ thận và thanh thử nhiệt.
Bài thuốc:
Có thể dùng cho trẻ uống “Lục vị địa hoàng hoàn”, hoặc “Lục vị ẩm” ,có tác dụng bổ thận, bổ tiên thiên bất túc. Đồng thời hằng ngày cho uống Trà kén tằm táo tàu: Dùng kén tằm 20 cái, táo tàu 20 quả. Sắc nước uống thay trà trong ngày. Kén tằm tính ôn, vị cam; từ xưa vẫn dùng chữa chứng thận hư, uống nhiều đái nhiều. Táo tàu có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ dưỡng can tỳ, tăng cường tiêu hóa. Hai thứ kết hợp tạo nên tác dụng bổ thận, chống khát, điều hòa tạng phủ; dùng lâu ngày sốt sẽ giảm dần.
Chế độ ăn uống
Do bị sốt lâu ngày, cơ thể trẻ nhỏ bị suy yếu, nên nguyên tắc ăn uống đối với bệnh sốt ở trẻ nhỏ là: Uống đủ nước thức ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng; đặc biệt là có đủ chất đạm (protein), vitamin và muối khoáng. Không nên cho trẻ ăn những món xào, rán nhiều mỡ, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra để phòng tránh bệnh do nắng nóng mùa hè, mỗi gia đình có thể dùng hạt đậu ván rang vàng nấu nước uống hàng ngày để thanh thử nhiệt, hoặc dùng trà thanh nhiệt gồm Thảo quyết minh (Đậu muồng) Cam thảo, Cúc hoa để hãm nước uống hàng ngày.

nắng 8jpg ĐÔNG Y  PHÒNG CHỐNG  CHỮA TRỊ CÁC BỆNH MÙA NẮNG NÓNG CHO TRẺ EM.
Cần chú ý các vấn đề sau
1. Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.
2. Cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng; nhớ đội nón, đội mũ rộng vành… để không bị say nắng.
3. Không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh.
4. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.
Người bệnh tăng huyết áp càng phải thận trọng, không đột ngột ra – vào phòng đang chạy máy điều hòa nhiệt độ hay đột ngột từ phòng điều hòa bước ra ngoài trời nắng nóng… để tránh xảy ra tai biến mạch máu não.
5. Do thời tiết nóng bức, cơ thể bị mệt mỏi; mồ hôi ra nhiều làm mất nhiều muối khoáng (chất điện giải) gây giảm độ toan của dịch vị sinh chán ăn. Ăn ít, uống nước nhiều, dịch vị đã ít lại bị pha loãng làm khả năng sát khuẩn của dịch vị giảm sút, vi sinh vật gây bệnh có cơ hội xâm nhập đường tiêu hóa và gây bệnh.
Do vậy, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie…)
Cần chú ý các biện pháp phòng ngừa bệnh lây truyền do muỗi:
– Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hằng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.
– Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.
– Tránh muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
– Với bệnh viêm não Nhật Bản B do muỗi Culex tritaeniorhyncus truyền đã có vaccin phòng bệnh, cùng việc chủ động áp dụng các biện pháp trên cần tiến hành tiêm vaccin phòng viêm não cho mọi trẻ trong độ tuổi 1-15, sống trong vùng dịch lưu hành theo đúng lịch tiêm chủng của cơ quan y tế địa phương. Công việc này phải được hoàn thành trước mùa dịch tức là trước tháng 5 hằng năm. Với các tỉnh miền nam, vì bệnh tản phát quanh năm, việc tiêm phòng cho những trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng cần được tổ chức thường xuyên.
Vậy mọi người nên tham khảo kỹ và chia sẻ cùng người thân bạn bè của mình để có thể phòng ngừa tốt cho sức khỏe con cái trong mùa nắng nóng được cho là đặc biệt này nhé…
nắng 3 ĐÔNG Y  PHÒNG CHỐNG  CHỮA TRỊ CÁC BỆNH MÙA NẮNG NÓNG CHO TRẺ EM.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>