CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 23): LOẠI CHỈ TẢ

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 23): LOẠI CHỈ TẢ Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 23): LOẠI CHỈ TẢ Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 23): LOẠI CHỈ TẢ

4.
Tên khác: Hạt ,
Tên khoa học:Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae).
Cây được trồng ở các vùng ao hồ nước ta.
Bộ phận dùng:
Lá sen (Liên diệp, hà diệp) – Folium Loti.
Tâm sen () – Embryo Nelumbinis.
Hạt sen (Liên nhục, liên tử) – Semen Nelumbinis.
Quả sen (Thạnh liên tử) – Fructus Nelumbinis.
Ngó sen (Liên ngẫu) – Nodus Rhizomatis Loti.
Gương sen già sau khi lấy quả (Liên phòng) – Receptaculum Nelumbinis.
Tua nhị (Liên tu) – Stamen Melumbinis.
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, thận, tỳ
Hoạt chất: Liensinine, raffinose, oxoushisunine, N-noramepavine, calcium, phosphorus, iron, sodium, zinc, magnesium
Thành phần hoá học chính: Alcaloid, flavonoid, acid amin đều có trong các bộ phận : lá sen, tâm sem, gương sen. Ngoài ra trong hạt còn có đường, tinh bột, trong tua sen có flavonoid, trong ngó sen có acid amin, vitamin C và tanin.
Dược năng: Dưỡng tỳ, thu liễm, cố sáp, chỉ tả, sinh tân, dưỡng tâm, an thần
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
– Liên diệp, liên phòng làm thuốc cầm máu. Ngày dùng 15-30g dưới dạng thuốc sắc.
– Liên tâm dùng làm thuốc ngủ, trấn kinh, chữa thổ huyết. Ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc.
– Liên nhục làm thuốc bổ, an thần, dùng trong trường hợp ăn ngủ kém, suy nhược, di mộng tinh. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc, hoàn tán.
– Liên tu chữa thổ huyết, băng huyết, di mộng tinh. Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc.
Chủ trị:
– Dưỡng tỳ, trị biếng ăn, tiêu hóa kém, tiêu chảy mãn tính do tỳ khí suy yếu không chuyển hóa được thấp ở đại trường. Dùng với Nhân sâm, Bạch truật, Hoài sơn
– Dưỡng thận, trị xuất tinh sớm, di tinh, dưỡng tân dịch. Dùng với Sa uyển tử, Thỏ ty tử, Liên tu và Lộc nhung
– Trị Bạch đới dùng với Bạch quả, Khiếm thực, Kim anh tử
– Dưỡng tâm an thần, trị hay bị hồi hộp, bứt rứt, mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị. Dùng với Mạch môn đông, Bá tử nhân, Phục thần, Trân châu mẫu, Toan táo nhân
Liều Dùng: 6 – 15g
Kiêng kỵ:
Hay bị táo bón, táo bón kinh niên không dùng

liên nhục CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 23): LOẠI CHỈ TẢ

5.
Vị thuốc: Ô Mai
Tên khác: Quả mơ, Mai thực, Huân mai , Sào yên cửu trợ , Hắc mai, Khô mai nhục
Tên khoa học: Fructus Mume
Tính vị: Vị chua tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ, phế và đại trường
Hoạt chất: Citric acids, malic acid, succinic acid, oleanolic acid, sitosterol
Dược năng: Dưỡng phế, chỉ hãn, chỉ tả, sinh tân dịch, trị sán lải
Chủ trị:
– Dưỡng phế khí, trị ho mạn tính do phế hư.
– Tiêu chảy mạn tính hoặc lỵ: Dùng Ô mai với Nhục đậu khấu, và Anh túc xác.
– Lỵ cấp: Dùng Ô mai với Hoàng liên.
– Tiểu đường: Dùng Ô mai với Thiên hoa phấn, Mạch đông, Nhân sâm và Cát căn.
– Giun chui ống mật biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn: Dùng Ô mai với Tế tân và Hoàng liên trong bài Ô Mai Hoàn.
Liều Dùng: 3 – 9g
Kiêng kỵ:
– Có thực hỏa không dùng

omai1 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 23): LOẠI CHỈ TẢ

6.KHA TỬ
Tên khác:
Tên khoa học: Fructus Chebulae
Nguồn gốc: Quả chín sấy hay phơi khô của cây Chiêu liêu hay Kha tử (Terminalia chebula Retz.), họ Bàng (Combretaceae).
Cây mọc ở miền nam nước ta, ở Ấn Độ, Thái Lan.
Tính vị: Vị đắng, chua, sáp, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế và đại trường
Hoạt chất: acid chebulinic, chất mỡ, chất chát và acid enlagic.
Thành phần hoá học chính: Tanin (20-40%).
Dược năng: Liễm Phế, sáp trường
Công dụng: Chữa ỉa lỏng lâu ngày, lỵ kinh niên, chữa ho, mồ hôi trộm.
Chiết xuất tanin dùng trong kỹ nghệ thuộc da.
Chủ trị:
– Trị hen cấp tính, ho khản tiếng, tiêu chảy, kiết lỵ, xuất huyết, lòi trôn trê, di tinh, bạch đái, đau bụng lãi.
– Tiêu chảy mạn tính, lỵ mạn tính và sa hậu môn (trĩ)
– Hội chứng nhiệt: Dùng Kha tử với Hoàng liên và Mộc hương.
– Hội chứng suy yếu và hàn: Dùng Kha tử, Can khương và anh túc xác.
– Ho và hen do phế hư hoặc ho mạn tính kèm khàn giọng dùng Kha tử với Cát cánh, Cam thảo và Hạnh nhân.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-6g, dạng thuốc sắc hay thuốc viên.
Kiêng kỵ:
– Không dùng Kha tử trong các trường hợp ho do Phế có thực nhiệt.
– Tiêu chảy do thấp nhiệt, mới cảm, có thực tà không nên dùng.

tải xuống CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 23): LOẠI CHỈ TẢ

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>