CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 28): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 28): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 28): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 28): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

Loại này phần nhiều có tính vị cay mát, tác dụng phát hãn nhẹ hơn, thích ứng với bệnh mới mắc ngoại cảm phong nhiệt, cụ thể các chứng về phần biểu mà hiện tượng nhiệt rõ hơn, như sợ lạnh ít, phát nóng nhiều, miệng khát, có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng mà khô, mạch phù sác. Đối với bệnh phong nhiệt dẫn đến ho suyễn và ban chẩn chưa mọc hoặc mụn nhọt mới mọc có những chứng hậu như trên, có thể chọ dùng loại thuốc này. Loại này có 10 vị thường dùng là:

1.
Tên khoa học: Radix Bupleuri
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ của cây Bắc sài hồ (Bupleurum chinense DC.) hoặc Hiệp diệp sài hồ (Sài hồ lá hẹp – Bupleurum scorzononaefolium Wild.), họ Cần (Apiaceae).
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, đởm, tâm bào, tam tiêu
Hoạt chất: Bupleurumol, adonitol, spinasterol, oleic acid, linolenic acid, palmitic acid, stearic acid, lignoceric acid, saikosaponin, daikogenin, longispinogenin, rutin, bupleurumol, quercetin
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, saponin.
Dược năng: Giảm sốt, hòa lý, phát tán phong nhiệt
Công dụng: Chữa cảm sốt, ngực sườn đầy tức, sốt rét, chóng mặt nhức đầu, trĩ, rối loạn kinh nguyệt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc, hoàn tán. Không dùng cho người huyết áp cao.
Chú ý:
Trên thực tế chữa bệnh ở Việt Nam người ta dùng rễ phơi hay sấy khô của cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae), còn gọi là cây , Hải sài.
Rễ, thân, cành cây Cúc tần (Pluchea indica Less.), họ Cúc cũng được dùng với tên gọi Sài hồ nam.Tên Latin: Radix Bupleuri
Tên khoa học: Radix Bupleuri
Chủ trị:
– Hòa giải thoái nhiệt: chủ yếu chữa tà khí phạm kinh Thiếu Dương, sốt rét (ngược tật), sốt, kèm theo đắng miệng, nhức mỏi, nôn mửa
– Sơ can giải uất: trị hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, can khí uất trệ, trẻ con bị đậu, sởi, tiêu chảy do tỳ khí suy kiệt (do can khắc tỳ)
– Thăng đề dương khí: dùng với các vị bổ khí trị các chứng khí hư hạ hãm, tiêu chảy, sa dạ con, trĩ lòi dom
Chú thích: Tất cả các toa cổ phương đều dùng Sài hồ bắc.
Kiêng kỵ:
Ho do âm hư, can hỏa thượng viêm lên đến đầu dùng với liều nhỏ

sai ho CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 28): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

2.
Tên khác: Sắn dây
Tên khoa học: Radix Puerarie
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ củ đã chế biến của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.), họ Đậu (Fabaceae).
Cây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc.
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Puerarin, puerarin-xyloside, đaizein, diacetyl puerarin, đaizin, B-sitosterol, arachidic acid
Thành phần hoá học chính: Tinh bột 12-15% (rễ tươi), flavonoid (puerarin, daizin, daizein).
Dược năng: Giải biểu, thanh nhiệt, trị khát
Công dụng: Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt.
Chế tinh bột làm thực phẩm và làm thuốc.
Cách dùng, liều lượng:
Mỗi ngày dùng 8-12g, dạng thuốc sắc. Cũng có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống.
Chủ trị:
– Trị cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu chóng mặt do nhiệt, khát nước, lỵ ra máu, sởi đậu mới phát.
– Chích Cát căn giúp thăng dương khí của tỳ vị, trị ăn không tiêu, đại tiện lỏng do thấp nhiệt tích tụ ở tiểu trường.
– Trị chứng hay khát nước do vị bị táo trong chứng tiêu khát
-Cũng có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống.

cát căn CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 28): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

3.
Tên khác: Thăng ma bắc
Tên khoa học: Rhizoma Cimifugae
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thăng ma (Cimicifuga dahurica Maxim), Đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Komar.), Tây thăng ma (Cimicifuga foetida L.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Các loài này được trồng ở vùng khí hậu mát. vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính mát
Quy kinh: Vào kinh đại trường, phế, tỳ, vị
Hoạt chất: Cimicifugine, B-sitosterol, cimigenol, cimigenolsyloside, dahurinol, isodahurinol, dehydroxydahurinol, 25-O-methyliso-dahurinaol, isoferulic acid, ferulic acid, caffein, visnagin, visamminol
Thành phần hoá học chính: Chất đắng (cimitin C20H34O7), alcaloid.
Dược năng: Thanh nhiệt giải độc, thăng dương, tán phong nhiệt
Công dụng: Chữa các chứng sa giáng (sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc.
Chú ý:
Người ta còn dùng rễ cây Ma hoa đầu (Serratula chinensis S. Moore), họ Cúc (Asteraceae) với tên gọi Quảng thăng ma với công dụng như Thăng ma.
Trên thị trường hiện nay dùng thân rễ cây (Strobilanthes forrestii Diels.), họ Ô rô (Acanthaceae) với tên gọi Thăng ma.
Ở nước ta các lương y còn dùng rễ cây Quả nổ với tên gọi Thăng ma nam.
Liều Dùng: 1,5 – 9g
Chủ trị:
– Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu ở vùng trán, đau cổ họng lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, phụ nữ băng huyết, bạch đái.
– Sởi giai đoạn đầu, ban chưa mọc hết: dùng Thăng ma với Cát căn trong bài Thăng Ma Cát Căn Thang.
– Vị có nhiệt thịnh biểu hiện như đau đầu, sưng và đau lợi, đau răng và loét lưỡi và miệng: dùng Thăng ma với Hoàng liên, Sinh địa, Thạch cao và Mẫu đơn bì trong bài Thanh Vị Tán.
– Ðau họng do phong nhiệt biểu: Dùng Thăng ma với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử trong bài Ngưu Bàng thang.
– Khí nghịch ở tỳ và vị biểu hiện như tiêu chảy mạn, sa hậu môn, sa tử cung và sa dạ dày: dùng Thăng ma với Nhân sâm, Hoàng cầm và Bạch truật trong bài Bổ Trung Ích Khí Thang.
– Mụn nhọt, hậu bối và bệnh da dùng Thăng ma với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều và Xích thược.
Chú thích: Quảng Đông Thăng ma có tính thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt rất tốt nhưng không có tính thăng dương như Thăng ma bắc.
Kiêng kỵ:
– Âm hư hỏa vượng, trên thực dưới hư không nên dùng
– Thăng ma có tính mát, nếu tỳ vị hư yếu, nên dùng chung với các vị có tính ấm để dưỡng tỳ vị

thangma CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 28): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

4.
Vị thuốc: Đạm Đậu Xị
Tên khác: Đậu đen, đậu xị
Tên Latin: Semen sojae praeparatum
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi mát
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Hoạt chất: Genistin, chrysanthemin, soyasaponin I, II, III
Dược năng: Giải biểu, trừ ôn dịch, điều hòa
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Trị cảm hàn hoặc nhiệt do âm suy, không ra mồ hôi dùng với hành lá.
– Dùng với Chi tử trị người cảm thấy bứt rứt, hay cáu kỉnh, bất an, khó ngủ

u3 dam dau xi282 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 28): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>