CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 24): LOẠI GIẢI BIỂU

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 24): LOẠI GIẢI BIỂU Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 24): LOẠI GIẢI BIỂU Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 24): LOẠI GIẢI BIỂU

THUỐC GIẢI BIỂU
I/ LOẠI PHÁT TÁN PHONG HÀN
Loại thuốc này tính vị phần nhiều cay ấm, tác dụng ra mồ hôi mạnh, thích ứng với cảm mạo phong hàn mới mắc. Cụ thể như các biểu chứng mag hiện tượng lạnh xuất hiện rõ, rất sợ lạnh, sốt nhẹ, mũi ngạt, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn. Đối với các bệnh ho suyễn, cước khí, thủy thủng và phong thấp đau xương khớp mới mắc mà có triệu chứng như trên, loại này cũng có công hiệu nhất định. Loại này gồm có 15 vị thường dùng là

1.
Tên khác: Vô diệp thảo, Ma phiền thảo, Ma hoàng thảo
Tên khoa học: Herba Ephedrae
Nguồn gốc: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của một số loài Ma hoàng, thường gặp nhất là Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.), Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.), họ Ma hoàng (Ephedraceae).
Nước ta chưa thấy cây này. Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, tê, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, bàng quang
Hoạt chất: Ephedrine alkaloids, ephedroxane, 2,3,4-trimethyl-5-phenyloxazolidine benzylmethylamine, 2,3,5,6-tetramethylpyrazine, chất dầu
Thành phần hoá học chính: Alcaloid (ít nhất 1%), chủ yếu là ephedrin.
Dược năng: Thông kinh lạc, tán phong hàn, phát hãn, hành thủy
Công dụng: Giải cảm không có mồ hôi, chữa ho, trừ đờm, viêm khí quản, hen xuyễn;
Chiết xuất ephedrin bào chế thành viên nén làm thuốc chữa hen hay dung dịch nhỏ mũi.
Liều Dùng: 2 – 10g
Chủ trị:
– Ma hoàng tính ấm và có tác dụng nhanh dùng để trị cảm phong hàn biểu biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, đau toàn thân, nghẹt mũi, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn: Dùng Ma hoàng hợp với trong bài Ma Hoàng Thang.
– Trị hen suyễn, choáng, nổi mẩn, ho gà (dùng hoạt chất). Trị thấp khớp (dùng sắc).
– Ho và hen do cảm phong hàn ở phần biểu: Dùng Ma hoàng với Hạnh nhân.
– Phù kèm hội chứng biểu dùng Ma hoàng với Thạch cao.
Chú thích: Ma hoàng thảo phát hãn, Ma hoàng căn chỉ hãn
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ:
Khí hư, hay đổ mồ hôi không dùng

ma hoàng CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 24): LOẠI GIẢI BIỂU

2. QUẾ CHI
Tên khoa học: Cinnamomum obtusifolium Nees. và một số loài Quế khác (Cinnamomum cassia Blume, Cinnamomum zeylanicum Breyn.)…, họ Long não (Lauraceae).
Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở một số vùng miền núi nước ta.
Bộ phận dùng:
Vỏ thân (Quế nhục – Cortex Cinnamomi), cành (Quế chi – Ramulus Cinnamomi).
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế, bàng quang
Hoạt chất: Cinnamic aldehyde, cinnamic acid, cinnamyl acetate
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, trong đó chủ yếu là aldehyd cinamic.
Dược năng: Thông kinh, tán hàn, ôn huyết, hành khí
Công dụng: Quế nhục dùng chữa bệnh do lạnh như tay lạnh, đau bụng trúng thực, phong tê bại, ỉa chảy. Còn dùng cho phụ nữ khó thai nghén.
Quế chi chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi. Tinh dầu thường được cất từ dư phẩm khi chế biến, dùng làm thuốc và trong kỹ nghệ hương liệu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-4g dạng thuốc sắc hoặc hãm.
Liều Dùng: 3 – 9g
Chủ trị:
– Ngoại cảm phong hàn dùng Quế chi với Ma hoàng để phát hãn, giải cảm như trong bài Ma Hoàng Thang. Y học hiện đại tìm ra rằng nước sắc của quế có tính kháng một số loại khuẩn bệnh cúm.
– Hành kinh bị đau dùng quế chi thể ấm huyết, tán ứ, hành khí
– Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt dùng Quế chi với Bạch thược trong bài Quế Chi Thang.
– Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng dùng Quế chi với Phụ tử.
– Tâm Tỳ dương hư biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông dùng Quế chi với Phục linh và Bạch truật.
– Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim dùng Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Thang.
Kiêng kỵ:
– Âm hư nội nhiệt không dùng
– Phụ nữ có thai dùng cẩn thận

que chi CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 24): LOẠI GIẢI BIỂU

3.
Tên khoa học: Herba Asari radice
Nguồn gốc: Dược liệu là toàn cây đã phơi khô của cây Liêu tế tân (Asarum heterotropides F. Schm. var mandschuricum (Maxim.) Kitag), Hoa tế tân (Asarum sieboldi Miq.), họ Mộc hương nam (Aristolochiaceae).
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, thận
Hoạt chất: Methyl eugenol, safrole, a-pinene, B-pinene, eucarvone, asarinine, estragole, kakuol
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu (gần 3%), trong đó có pinen, methyleugenol.
Dược năng: Thông khiếu, phát tán phong hàn, hành thuỷ
Công dụng: Chữa cảm lạnh, đau răng, nhức đầu, đau nhức xương, viêm mũi chảy nước hôi.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 1-4g. Ngâm rượu hoặc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị:
– Trị ho tức, nhức đầu (thiên đầu thống), tê nhức khớp xương, đau răng (dùng tươi)
– Đau đầu do phong hàn: dùng Tế tân với Xuyên khung trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán.
– Đau răng do phong hàn: dùng Tế tân với Bạch chỉ
– Đau răng do Vị nhiệt: dùng Tế tân, Thạch cao và Hoàng cầm.
– Đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong và Quế chi.
– Cảm phong hàn biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và đau toàn thân: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong trong bài Cửu Vị Khương Hoạt Thang.
– Đàm lạnh xâm nhập phế biểu hiện như hen và ho có đờm nhiều, đờm lỏng: dùng Tế tân với Ma hoàng và Can khương trong bài Tiểu Thanh Long Thang.
– Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, xung huyết mũi và đau đầu: dùng Tế tân với Bạch chỉ, Tân di và Bạc hà.
Độc tính:
Dùng quá liều có thể gây tê ở họng, lưỡi và gây tức ngực
Kiêng kỵ:
Âm hư hỏa vượng không dùng

TẾ TÂN CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 24): LOẠI GIẢI BIỂU

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>