ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU… (SỎI THẬN, SẠN THẬN)

check ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU... (SỎI THẬN, SẠN THẬN) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU... (SỎI THẬN, SẠN THẬN) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU... (SỎI THẬN, SẠN THẬN)

Là một trong 5 Chứng Lâm của Đông y.
Lâm chứng là bệnh có đi đái nhiều lần, đái đau, nước tiểu ít, khó ra, bụng dưới đau, nặng thì không đái được. Thường có nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao lâm, lao lâm, khí lâm. Nội khoa học cho rằng các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, đái ra dưỡng chấp của Y học hiện đại tương ứng với lâm chứng của Y học cổ truyền.
Đặc điểm của bệnh là sự kết hợp những cục sạn (to nhỏ tùy trường hợp) trong Thận và đường tiểu, tạo nên sự ngăn trở trong việc bài tiết.
Bịnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
Nguyên nhân :
-Theo Y học cổ truyền : « Nội kinh cho là do tỳ thấp uất nhiệt gây nên ». « Kim quỹ yếu lược yếu lược viết : các bệnh lâm đều bởi nhiệt ở hạ tiêu ». « Chư bệnh nguyên hậu luận thì viết : Các bệnh lâm đều do thận hư, bàng quang nhiệt gây nên ». « Tuệ Tỉnh cho là do ăn nhiều đồ ăn cao lương vị hậu, rượu nồng thịt nướng quá nhiều hoặc do lo nghĩ, sắc dục quá độ đến nổi thủy hỏa mất điều hòa tâm thận không còn giao tế với nhau » Vì vậy trong điều trị đã có các phép khác nhau như : Thông lợi cố sáp, thanh nhiệt, hóa kết thăng dương, hoạt lợi…
-Theo Y học hiện đại do tiểu quá ít: tạo nên sự đậm đặc của các chất tan trong nước tiểu, đến một độ đặc nào đó, các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ đặc lại. Bình thường hàng ngày, mỗi người tiểu 1-2 lít nếu lượng nước tiểu vì một lý do nào đó không được bài tiết ra, những căn bã lẫn trong nước tiểu sẽ dần dần đọng lại tạo thành sạn, sỏi. Vì vậy, những người ít đi tiểu dễ bị kết sạn.
– Sự kết hợp của vi trùng khi chết bị đào thải qua đường tiểu hoặc của các chất cặn bã trong nước tiểu… tạo nên một khối cứng để cho các chất kết tinh lại tạo thành cục sạn
Chẩn Đoán.
Để xác định được bệnh một cách chắc chắn, khi tiểu đục, đau… nên:
– Xét nghiệm nước tiểu: để tìm các chất có thể kết tinh trong nước tiểu (có thể là oxalat de calcium, Phosphate, Ureate và Cystine…
-Chụp hình hoặc siêu âm để biết vị trí và kích thước của viên sỏi ở Thận, ở bàng quang hoặc ở ống tiểu… giúp dễ đề ra phương hướng điều trị.
Trong phạm vi bài này chỉ trình bày nguyên nhân và điều trị chứng nhiệt lâm, thạch lâm.
Điều Trị :
1. Thể nhiệt lâm: Nguyên nhân thương do thấp nhiệt ôn kết ở hạ tiêu, hoặc nhiệt ở tâm tiểu trường đi xuống hạ tiêu, khí hóa ở bàng quang không thuận lợi gây nên.
Triệu chứng: Đái nhiều lần, ống đái nóng, đau buốt, nhỏ giọt, nước tiểu vàng, đỏ, đục, bụng dưới đau hoặc đau lưng, hoặc sốt miệng đắng, hoặc phân khô, kết, lưỡi đỏ rêu cáu, mạch sác.

soi than ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU... (SỎI THẬN, SẠN THẬN)

Phương pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, lợi thấp, thông tiểu tiện.
Phương thuốc: Bát chính tán.
Xa tiền tử, Cù mạch, Biễn súc,Hoạt thạch, Chi tử, Mộc thông, Đại hoàng, Cam thảo chích đều 400g. Tán bột mỗi lần uống với nước sắc Đăng tâm thảo, uống sau bữa ăn lúc sắp đi ngủ.
Trong bài Mộc thông, Xa tiền tử, Cù mạch, Biễn súc,Hoạt thạch để thanh lợi thấp nhiệt, Chi tử để trừ thấp nhiệt ở tam tiêu, Đại hoàng để tiết nhiệt, Đăng tâm thảo để dẫn nhiệt đi xuống, Cam thảo để thanh nhiệt điều hòa các vị thuốc.
Dùng thuốc nam:
-Phương thuốc Trúc diệp nhọ nồi thang (Thuốc nam châm cứu)
Sinh địa 20g, Cam thảo 6g, Cỏ nhọ nồi 20g, Mộc thông 16g, Lá tre 20g. Thanh này dùng trong thể têm tiểu trường nhiệt.
-Trúc diệp mạch mao căn thang: (thuốc nam châm cứu)
Mạch môn 20g, Rễ cỏ tranh 20g, Râu ngô 20g, Lá tre 20g, 20g Lá thài lài tía 20g. Thang này dùng trong hạ tiêu có nhiệt.
Trong bài Trúc diệp để thanh nhiệt, Mạch môn, Cỏ nhọ nồi Sinh địa để tư âm lương huyết, Mộc thông, Lá thài lài tía, Mã đề, Râu ngô để thanh nhiệt lợi thấp.

sỏi thận ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU... (SỎI THẬN, SẠN THẬN)

2. Thể thạch lâm
Nguyên nhân: thấp nhiệt (ở lâu trong hạ tiêu) chưng cô nước tiểu ngày này sang ngày khác, các chất kết thành thạch (sạn, sỏi) như nồi nấu lâu ngày có kết cặn ở đáy.
Triệu chứng: Đái khó đau như bị tắc, nước tiểu vàng, đỏ, đục, có cặn sỏi hoặc đang đái bị tắc lại, ống đái đau buốt như bị đâm không chịu nổi, hoặc đau quạn lưng bụng dưới, nước tiểu có máu, mạch huyền hoặc sác.
Phương pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, bài sỏi, thông tiểu tiện
Phương thuốc: Gia vị Quỷ tử tán
Đông quỳ tử 300g, Bạch linh 100g, Hoạt thạch 100g, Mang tiêu 50g, Sinh cam thảo 25g, Nhục quế 25g. Hải kim sa 75g, 300g, Kê nội kim 100g. Tán mịn mỗi lần dùng 4g, ngày 2 lần. Trong thang Đông quỳ tử, Hoạt thạch, Bạch linh, Mang tiêu để thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm. Nhục quế để ôn dương, Sinh cam thảo để điều hòa các vị thuốc, giải độc. Hải kim sa, , Kê nội kim để bài sỏi thông tiểu tiện. (Nếu nhiệt nhiều, ỉa khó bỏ Nhục quế, gia Chi tử 50g).
Điều trị bằng thuốc nam:
-Kim tiền thảo dùng cả dây lá tươi, hoặc giả nhỏ hòa với nước lọc lấy nước uồng trong ngày, hoặc dùng 100 dây tươi sắc với 2 lít nước còn 1 lít chia làm 3 lần uống trong ngày, uống cho đến khi khỏi.
-Râu ngô, Hoa lá mã đề, Cỏ nhọ nồi, Rễ cỏ tranh đều 40g sắc uống.
-Rau má, Rau sam, Thài lài tía, Cam thảo đất, Râu ngô, Lá tre lượng bằng nhau sắc uống.
-Quế chi 4g, Vỏ núc nác 16g, Hoa lá mã đề 20g, Xương bồ 8g, Mộc thông 12g Tỳ giải 30g, Cam thảo đất 16g, Quả dành dành 20g, Sắc uống.
Trong bài Kim tiền thảo để bài sỏi thông tiểu tiện, Thài lài tía, vỏ núc nác, Quả dành dành, lá tre Ra má, Cỏ nhọ nồi, Mộc thông để thanh nhiệt lợi tiểu, Râu ngô, Mã đề, Rễ cỏ tranh, Tỳ giải để lợi tiểu, Xương bồ để khai khiếu, Quế chi để thông kinh.

Cây Kim Tiền Thảo ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU... (SỎI THẬN, SẠN THẬN)

3. Điều trị sỏi tiết niệu khi không có cơn đau
Trường hợp sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện buốt, máu, rắt
Uống các vị thuốc bổ tỳ, thận, phối hợp các vị thuốc lợi niệu làm sỏi nhỏ đi
Kim tiền thảo 20g, Xa tiền tử 20g, Mao căn 20g, ý dĩ 12g, Kê nội kim 8g.
Ngoài ra hiện nay còn dùng quả chuối hột để chữa một số bệnh như sau:
Chữa Sạn thận: thái mỏng 7 – 8 quả chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3 – 4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3 – 4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Những người bị đau dạ dày không uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng, uống làm nhiều lần trong ngày.

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>