Cây xương sông chữa ho, sốt cao

check Cây xương sông chữa ho, sốt cao Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Cây xương sông chữa ho, sốt cao Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem Cây xương sông chữa ho, sốt cao

Xung quanh ta có rất nhiều cây cỏ mang lại giá trị lớn không chỉ là thức ăn, làm đẹp mà còn là vị thuốc trị một số bệnh cơ bản. Xương sông là một trong số những thảo dược dễ trồng và mang lại nhiều lợi ích .

Xương sông còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo, rau húng ăn gỏi (danh pháp khoa học: Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, 1917, đồng nghĩa: Conyza lanceolaria Roxb. 1814, Blumea myriocephala DC., 1836, Gorteria setosa Lour., 1790), cây gia vị và làm thuốc, họ Cúc (Asteraceae).

vuonrauxanhvn20131019115824144 Cây xương sông chữa ho, sốt cao

Cây thảo, cao hơn 0,6–2 m, sống 2 năm. Thân thẳng đứng, có rãnh dọc, gần nhẵn. Lá trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn. Cụm hoa hình đầu, mọc 2 – 4 cái ở nách các lá bắc. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, thành chùy dài ở ngọn, mào lông màu trắng. Tràng hoa cái rất mảnh, 3 răng; tràng hoa lưỡng tính 5 răng, nhị 5. Bao phấn có tai. Bầu có lông. Quả bếhình trụ, 5 cạnh.

Mọc dại và được trồng ở nhiều nơi trong vùng Nam Á và Đông Nam Á, Hoa Nam, Đài Loan… Thường mọc tự nhiên trong vườn hoặc trong rừng ở cao độ thấp do gió thổi các quả bế có lông đi khắp nơi.

Lá có mùi hơi hăng của dầu, khá đặc trưng không giống các loại rau thơm khác, nên được dùng chủ yếu làm gia vị, nấu canh. Lá non dùng để làm gia vị trộn trong chả và cuốn chả nướng, ăn với gỏi cá. Có thể dùng để nấu, nêm nếm trong một số món thịt, cá. Thân và lá làm thuốc trị ho, giải nhiệt, kích thích tiết mồ hôi.

Xương sông, Rau húng ăn gỏi – Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce (Conyza lanceolaria Roxb., B. myriocephala DC.), thuộc họ Cúc – Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mép có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá bắc. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; hoa lưỡng tính ở giữa có tràng 5 răng. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh.

Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Blumeae Lanceolariae. Có khi người ta dùng toàn cây bỏ rễ hoặc dùng cả rễ.
Nơi sống và thu hái: Loài của phân vùng Ấn Độ – Malaixia, mọc hoang ven đường quanh các làng và ven rừng. Cũng thường được trồng ở nhiều nơi làm rau gia vị. Ðể làm thuốc, thu hái lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.

Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu 0,24% mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%); còn có p-cymen (3,28%), limonen (0,12%).

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính bình (có tác giả cho là có tính ấm); có tác dụng khư phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá Xương sông được dùng ăn gỏi cá, gỏi chả nướng và cũng dùng làm gia vị (băm ra ngâm muối vài ngày) hoặc nấu với thịt cá. Thường dùng chữa: 1. Cảm sốt, ho, viêm họng, ; 2. Tưa mồm, trắng lưỡi, viêm miệng; 3. Ðầy bụng đi ngoài, nôn mửa; 4. Sốt co giật ở trẻ em. Liều dùng 15-20g dạng thuốc sắc. Có thể dùng lá tươi ngậm hoặc chiết lấy nước uống. Dùng ngoài, giã nát, xào nóng chườm lên những chỗ sưng tấy, đau nhức, Thấp khớp.

ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng lá trị phong thấp, sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã. Ở Hải Nam, người ta dùng cả cây bỏ rễ trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi.

ở Malaixia, người ta dùng lá làm cao dán chữa tê thấp.

Ðơn thuốc:

1. Ho trẻ em: Xương sông, lá Hẹ, Hồng bạch, hoa đu đủ đực, sắc uống.

2. Trẻ em , co giật, thở gấp: Xương sông, dhua me đất giã nhỏ chế nước nóng vào vắt lấy nước cốt uống.

3. : Lá Xương sông và lá xương bố giã tươi hòa với nước nóng uống hoặc sắc nước uống

Thu Hà (Sưu tầm)

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>