CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 11): LOẠI LÝ KHÍ

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 11): LOẠI LÝ KHÍ Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 11): LOẠI LÝ KHÍ Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 11): LOẠI LÝ KHÍ

THUỐC LÝ KHÍ
Thuốc lý khí là loại thuốc có tác dụng chủ yếu sơ xướng khí cơ, phần nhiều cay ấm thơm, thích dụng với bệnh do khí cơ nghịch trệ dẫn đến ngực sườn bụng đầy đau, nấc nôn đầy hơi thổ ngược. Khí thừa là hỏa, khí thiếu là hàn, cần phân biệt chọn dụng thuốc thanh nhiệt hoặc khư hàn; khí thoát không thu về, khí tản mạn không góp lại, khí bị hãm xuống không đưa lên, khí nổi không đi xuống,cũng cần phân biệt chon dùng thuốc bổ dưỡng, cố sáp, thăng đề, nhiếp nạp cho đúng.
Lâm sàng sở dụng thuốc lý khí, chú ý các điểm sau:
1.Trong con người, khí và huyết nương tựa nhau tồn tại, khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết ngưng; các laoij bệnh thuộc phần huyết như ngoại thương, thống kinh, cho thên thuốc lý khí vào trong thuốc hoạt huyết sẽ tăng cường công hiệu hành ứ.
2. Cho thêm thuốc lý khí vào thuốc bổ dưỡng khiến cho thuốc bổ bổ mà không béo, đề phòng nê trệ dẫn đến trướng muộn.
3. Thuốc lý khí dễ làm hao khí hại âm, người khí hư âm kém dùng cẩn thận. Loại này gồm có 11 vị thông dụng sau:

1.
Tên khác: Cỏ gấu, .
Tên khoa học: Rhizoma Cyperi
Nguồn gốc: Thân rễ phơi khô của cây Hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.) hay Hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.), họ Cói (Cyperaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác. Hương phụ biển cung cấp lượng dược liệu chủ yếu trên thị trường. Hương phụ vườn rất ít.
Tính vị: Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, tam tiêu
Hoạt chất: Beta-pinene, camphene, 1,8-cineole, limonene, p-cymene, cyperene, selinatriene, Beta-selinene, alpha-cyperone, cyperol
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, alcaloid, saponin, flavanoid.
Dược năng: Hành can khí, khai uất, điều kinh, giảm đau
Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh dau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Chủ trị:
– Trị kinh nguyệt không đều, chữa các chứng trong thai sản, trừ đờm, tiêu thực, giảm đau, can tỳ bất hòa.
– Can khí uất kết, đau vùng hông sườn và cảm giác tức ở ngực dùng Hương phụ với Sài hồ, Uất kim và Bạch thược.
– Can khí phạm Vị biểu hiện như chướng và đau bụng và thượng vị dùng Hương phụ với , Hương duyên và Phật thủ.
– Vị hàn, khí trệ dùng Hương phụ với Cao lương khương trong bài Lương Phụ Hoàn.
– Can hàn, sưng đau tinh hoàn hoặc thoát vị dùng Hương phụ với Tiểu hồi hương và .
– Can khí uất trệ, kinh nguyệt không đều, vú căng và đau dùng Hương phụ với Sài hồ, Đương qui và Xuyên khung.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày.
Liều Dùng: 4 – 12g
Kiêng kỵ:
Khí suy mà không có uất kết, âm hư, huyết nhiệt không dùng

hương phụ CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 11): LOẠI LÝ KHÍ

2. MỘC HƯƠNG
Tên khác: Vân mộc hương, Quảng mộc hương.
Tên khoa học: Radix Saussureae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương (Saussurea lappa Clarke.), họ Cúc (Asteraceae).
Cây ưa khí hậu mát, nước ta có trồng cây này. Phần lớn dược liệu còn phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, đại trường, tỳ, vị
Hoạt chất: Radix saussurea lappae-aplotaxene, a-ionone, b-seline, saussurea-lactone, costunolide, costic acid, a-costene, costuslactone, camphene, phellandrene, dehydrocostuslactone, dihydrodehydrocostuslactone, stigmasterol, betulin, saussurine
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu.
Dược năng: Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ, phá ứ, cầm tiêu chảy
Công dụng: Chữa bụng đầy chướng, ăn khó tiêu, ỉa chảy, đau dạ dày.
Chủ trị:
– Chủ trị các chứng đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, miệng nhạt, ăn không biết ngon
– Trị tỳ hư yếu, đại tiện lỏng, nhão, đầy bụng
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-16g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Ghi chú:
Mộc hương nam là vỏ cây Rụt (Ilex sp.), họ Bùi (Aquifoliaceae), mọc hoang ở các vùng núi nước ta.

Kiêng kỵ:
– Âm hư, da khô do thiếu tân dịch không dùng

MOC HUONG.C CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 11): LOẠI LÝ KHÍ

Ô DƯỢC
Tên khoa học: RadixLinderae
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ khô của cây Ô dược (Lindera myrha Merr), họ long não (Laraceae).
Cây mọc hoang trong các rừng núi nước ta.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, thận, phế, tỳ
Hoạt chất: Borneol, linderane, linderalactone, isolinderalactone, neolinderalactone, linderstrenolide, linderene, lendenene, lindenenone, lindestrene, linderene acetate, isolinderoxide, linderaic acid, linderazulene, chamazulene, laurolitsine
Thành phần hoá học chính: Alcaloid, tinh dầu.
Dược năng: Hành khí, tán hàn, chỉ thống, kiện thận
Công dụng: Chữa đau bụng đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày.
Chủ trị:
– Trị đau bụng, đau tắc ngẽn ở phổi, đau khi hành kinh do hàn khí ngưng trệ, khí không thông
– Trị hay tiểu tiện, tiểu không tự chủ do thận khí suy, hư hàn tích tụ ở bàng quang
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-6g dưới dạng thuốc sắc hay bột.
Ghi chú:
Ô dược Trung Quốc (Thiên thai ô dược) là rễ cây Lindera strychnifolia Will. họ Long não (Lauraceae)
Kiêng kỵ:
Âm hư nội nhiệt không nên dùng

ô dược CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 11): LOẠI LÝ KHÍ


Tên khác: Vỏ quít khô
Tên khoa học: Pericarpium Citrus deliciosa
Nguồn gốc: Dược liệu là vỏ quả chín phơi khô, để lâu (trên 3 năm) của cây Quýt (Citrus deliciosa Tenore), họ Cam (Rutaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta lấy quả ăn và làm thuốc.
Tính vị: Vị hăng, đắng, thơm, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ, vị
Hoạt chất: Limolene, isopropenyltoluene, elemene, copanene, humulene, beta-sesquiphellandrene, alpha-humulenol acetate, hesperidin, carotene, cryptoxanthin, vitamin B1, vitamin C
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, flavonoid, acid hữu cơ, vitamin..
Dược năng: Điều khí, tăng khả năng chuyển hóa của tỳ vị, thanh phế, trừ đàm, tán ứ
Công dụng: Chữa tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa chảy, ho nhiều đờm.
Chủ trị:
– Tiêu đàm, giảm ho, trị khí xông lên ngực, tiêu thực, chỉ tiết tả, trừ nhiệt đọng ở bàng quang, trừ nước ứ đọng.
– Khí trệ ở tỳ vị biểu hiện đầy trướng bụng và vùng thượng vị, ợ, nôn và buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy dùng Trần bì với Chỉ xác và Mộc hương để trị đầy trướng bụng, với Sinh khương (gừng tươi) và Trúc nhự để trị nôn và buồn nôn, với Ðảng sâm và Bạch truật để trị biếng ăn và tiêu chảy.
– Thấp ứ ở tỳ vị biểu hiện cảm giác đầy tức ở ngực và vùng thượng vị, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhờn dùng Trần bì với Thương truật và Hậu phác như trong bài Bình Vị Tán.
– Thấp trệ, tỳ hư và đàm kết ở Phế biểu hiện ho, khạc đờm dùng Trần bì với Bán hạ và Phục linh trong bài Nhị Trần Thang.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, phối hợp trong các bài thuốc.
Ghi chú:
Hạt Quýt phơi khô (Semen Citri diliciosae) gọi là Quất hạch.
Vỏ quả Quýt còn xanh (Pericarpium Citri diliciosae) gọi là Thanh bì.
Kiêng kỵ:
Ho khan do âm hư hoặc khí suy không dùng

trần bì CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 11): LOẠI LÝ KHÍ

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>