CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 47) THUỐC KHƯ THẤP

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 47) THUỐC KHƯ THẤP Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 47) THUỐC KHƯ THẤP Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 47) THUỐC KHƯ THẤP

III/LOẠI THUỐC KHƯ PHONG THẤP

Thuốc có tác dụng chủ yếu khư trừ phong thấp, giải trừ chứng đau phong thấp gọi là thuốc khư phong thấp. Thuốc khư phong thấp phần lớn đều có tác dụng chữa đau, trong đó có thứ phát tán phong hàn, có thứ lợi niệu , có thứ thông kinh hoạt lạc, thư cân tráng cốt. Thích dụng với các chứng cơ bắp, khớp xương phong thấp tê mõi, đau nhức. Phong thấp gây phong thấp đều có thiên tháng, đối chứng dùng thuốc cần lựa chọ cẩn trọng. Như phong tà nhiều phần lớn thấy co quắp xiết đau. Chỗ đau thay đổi không cố định, nên dùng Độc hoạt, , Uy linh tiên…là thuốc giỏi khư phong chỉ thống. Nếu thấp tà nhiều, phần lớn thấy tê dại, sưng đau, nặng nề khó di chuyển, nên dùng Ngũ gia bì, Thương nhĩ tử,, Bạch tiên bì….là thuốc giỏi khư tháp chỉ thống. Nếu kiêm cả hàn tà, đau nhức dữ dội, thì chọn trong loại này những vị có tính vị cay ấm, phối hợp ví những vị thuốc khư hàn để điều trị. Loại này có 10 vị thường dùng là:

1.Độc hoạt
Tên khác: Xuyên Độc hoạt, Hương Độc hoạt, Ngưu vĩ độc hoạt
Tên khoa học: Radix Angelicae
Nguồn gốc: Vị thuốc có nguồn gốc rất phức tạp, thường là rễ của cây Độc hoạt thuộc chi Angelica, họ Cần (Apiaceae).
Cây thích hợp ở vùng khí hậu mát, nước ta có trồng cây này. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận, bàng quang
Hoạt chất: Angeloi, Angelicone, Bergaptenostholum belliferone, Scopoletin, Angelic acid, Tiglic acid, Palmitic acid, Sterol, Stearic acid, Linoleic acid, Oleic acid, chất dầu
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, coumarin.
Dược năng: Giảm đau, an thần, kháng viêm, hạ áp, khử phong thấp,tán hàn,
Công dụng: Chữa phong thấp, thân mình đau nhức.
Chủ trị:
– Trị phong hàn, thấp tê, tay chân co mỏi tê thấp, lưng gối nặng và đau nhức. Công năng giống như song tác dụng lại thiên về đi xuống, thiên về lý.
– Trị ngoại cảm phong hàn mà có thấp tà tương đối thịnh, sợ lạnh, phát nhiệt, nhức đầu, nặng mình, rêu lưỡi trắng dầy
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g phối hợp trong các bài thuốc trừ phong thấp.
Chú ý:
Một số loài thuộc họ Nhân sâm cũng được dùng dưới tên Độc hoạt.

dochoat CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 47) THUỐC KHƯ THẤP

2.Khương hoạt
Tên khác: Cương hoạt
Tên khoa học: Rhizoma et radix Notopterygii
Nguồn gốc: Là thân rễ và rễ phơi khô của cây Khương hoạt (Notopterygium sp.), họ Cần (Apiaceae).
Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, đắng, có mùi thơm, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, thận
Hoạt chất: Agelical
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, coumarin
Dược năng: Giải biểu, tán hàn, tán ứ, hành khí, khu phong, trừ thấp
Công dụng: Chữa đau nhức mình mẩy, đau đầu, sốt mồ hôi không ra được, ung nhọt
Chủ trị:
– Tân ôn phát tán, khổ ôn trừ thấp, trừ phong tà ở cơ biểu, trừ hàn thấp ở kinh lạc, có tính đi lên, thiên đi ra biểu, thích hợp với chứng phong thấp, tê đau ở nửa người phần trên
– Trị trúng phong đau đầu, phong thấp, phù thũng, vết thương đâm chém, phụ nữ bị sán hà (đau bụng dưới rạn xuống âm môn, bụng tích huyết thành khối).
– Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện: nghiến răng, sốt, đau đầu và đau nặng toàn thân: Dùng Khương hoạt với Phòng phong, Bạch chỉ và Thương truật.
– Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện: đau khớp, đau vai và lưng trên: dùng Khương hoạt với Phòng phong và Khương hoàng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc
Độc tính: quá liều có thể gây chóng mặt, buồn nôn
Kiêng kỵ: Âm hư, thiếu máu, không có phong hàn không dùng

KHUONG HOAT F 800x533 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 47) THUỐC KHƯ THẤP

3.Tần giao
Tên khoa học:Radix Gentianae macrophyllae
Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Tần giao (Gentiana macrophylla Pallas.) và một số loài Tần giao khác, họ Long đởm (Gentianaceae).
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh can, vị, bàng quang
Hoạt chất: Gentianine, gentianidine, gentiopieroside, gentianel, homoorientin, sapoknaretin
Thành phần hoá học chính: Alcaloid (gentianin A,B,C), iriodid glycosid.
Dược năng: Phát tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận trường
Công dụng: Chữa phong thấp tê đau, chân tay co quắp, vàng da, xương cốt đau nhức và nóng, trẻ con cam nhiệt.
Chủ trị: Trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, táo bón, lao nhiệt cốt chưng, trẻ con cam nóng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hư, hàn không nên dùng
– Có thể gây buồn ngủ, dùng cẩn thận nếu phải lái xe, điều khiển các máy móc nặng.

tần giao CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 47) THUỐC KHƯ THẤP

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>