CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU

THUỐC GIẢI BIỂU

I/ LOẠI PHÁT TÁN PHONG HÀN
(TIẾP THEO KỲ 24)

4.
Tên khoa học: Elsholtzia cristata Willd., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Bộ phận dùng: Ngọn mang lá, hoa.
Tính vị: Vị cay, thơm, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, can
Hoạt chất: d-menthone, dl-menthone, d-limonene
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu.
Dược năng: Phát biểu, trừ phong, giảm ngứa, chỉ huyết
Công dụng: Chữa cảm sốt, nhức đầu, trị ngứa, phụ nữ sau khi đẻ bị trúng phong, băng huyết, rong kinh, thổ huyết, đại tiện ra máu, động thai ra máu…
Cách dùng, liều lượng:
Dùng 10-16g (khô) hay 30g cây tươi một ngày. Dạng thuốc sắc, hãm, có khi giã nát dùng tươi.
Ghi chú: Kinh giới Trung Quốc được khai thác từ cây Schizonepeta tenuifolia Brig., họ Bạc hà (Lamiaceae).Tên Latin: Herba Schizonepetae
Chủ trị:
– Trị cảm sốt, cảm cúm, trị bệnh sởi (dùng sống), hạ ứ huyết, chỉ huyết (sao cháy).
– Cảm phong hàn biểu hiện đau đầu, ớn lạnh, sốt không có mồ hô: Kinh giới hợp với .
– Cảm phong nhiệt biểu hiện sốt, đau đầu, đau Họng, ra mồ hôi ít hoặc không ra mồ hôi: Kinh giới hợp với Liên kiều, Bạc hà và Cát cánh trong bài Ngân Kiều Tán
– Sởi và phát ban trên da kèm theo ngứa. Kinh giới hợp với Bạc hà, Thuyền thoái và Ngưu bàng tử để thúc cho ban mọc và giảm ngứa.
– Các bệnh chảy máu, như chảy máu cam, tiêu ra máu và tiểu ra máu: Kinh giới hợp với các thuốc khác để cầm máu.

kinh gioi hoa1 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU

5. TÍA TÔ
Tên khác: Lá tía tô, tía
Tên khoa học: Perilla ocymoides L., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây được trồng ở khắp nơi để làm thuốc và làm rau ăn.
Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô (Tô tử – Fructus Perillae – dân gian gọi là hạt), lá (Tô diệp – Folium Perillae), cành (Tô ngạnh – Caulis Perillae).
Tính vị: Vị cay, thơm, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ
Hoạt chất: L-perillaldehyde, d-limonene, arginine, cumic acid, alpha-pinene, B-pinene, elemicin, isoegornaketone, cyanin, dihidroperilla alcohol, perilla alcohol
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, trong đó có perila aldehyd, limonen, trong hạt có dầu.
Dược năng: Tán hàn, hành khí, trừ đàm, an thai
Công dụng:
Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hoá, chữa cảm cúm.
Cành có tác dụng như lá nhưng kém hơn.
Quả chữa ho, trừ đờm, hen suyễn , tê thấp.
Bộ phận trên mặt đất làm rau, gia vị.
Cách dùng, liều lượng:
Liều dùng hàng ngày: lá và hạt: 3-10g, cành: 6-20g. Dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Liều Dùng: 3 – 9g
Chủ trị:
– An thai, trị thai động không yên, buổi sáng thức dậy thường bị mệt mỏi
– Trị sốt, cảm lạnh, nhức đầu, ho, ngẹt mũi do thời tiết lạnh (cảm phong hàn)
– Tức ngực, buồn nôn, chóng mặt do khí suy dùng Tô diệp với Sa nhân, Trần bì
Kiêng kỵ:
– Cảm thử, cảm phong nhiệt không dùng

to diep 1410557144870 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU

6. TỬ TÔ TỬ
Vị thuốc: Tô Tử
Tên khác: Tía tô tử, hạt tía tô
Tên Latin: Fructus Perillae
Tính vị: Vị tân, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế
Dược năng: Giáng khí, tiêu đàm, bình suyễn, nhuận tràng
Liều Dùng: 3-9g
Chủ trị:
Khái thấu khí suyễn, tràng táo tiện bí, giải biểu tán hàn, hành khí hòa vị.
Trị các chứng phong hàn cảm mạo, khái thấu khí suyễn,
nhâm thần ẩu thổ, thai động bất an
Kiêng kỵ:
Khái suyễn do phế hư, tỳ hư hoạt tiết không dùng.

hat tia to 191440799 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU

7.KHƯƠNG HOẠT
Tên khác: Cương Hoạt
Tên khoa học: Rhizoma Notopterygii
Nguồn gốc: Là thân rễ và rễ phơi khô của cây Khương hoạt (Notopterygium sp.), họ Cần (Apiaceae).
Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, đắng, có mùi thơm, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, thận
Hoạt chất: Agelical
Dược năng: Giải biểu, tán hàn, tán ứ, hành khí, khu phong, trừ thấp
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Tân ôn phát tán, khổ ôn trừ thấp, trừ phong tà ở cơ biểu, trừ hàn thấp ở kinh lạc, có tính đi lên, thiên đi ra biểu, thích hợp với chứng phong thấp, tê đau ở nửa người phần trên
– Trị trúng phong đau đầu, phong thấp, phù thũng, vết thương đâm chém, phụ nữ bị sán hà (đau bụng dưới rạn xuống âm môn, bụng tích huyết thành khối).
– Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện: nghiến răng, sốt, đau đầu và đau nặng toàn thân: Dùng Khương hoạt với Phòng phong, Bạch chỉ và Thương truật.
– Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện: đau khớp, đau vai và lưng trên: dùng Khương hoạt với Phòng phong và Khương hoàng.
Độc tính:
Dùng quá liều có thể gây chóng mặt, buồn nôn
Kiêng kỵ:
Âm hư, thiếu máu, không có phong hàn không dùng

khuong hoat 05 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU

8. PHÒNG PHONG
Tên khoa học: Radix Ledebouriellae seseloidis
Nguồn gốc: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolf.), họ Cần (Apiaceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính hơi ấm
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ và bàng quang
Hoạt chất: Chất dầu 0,1 – 0,3%, saccharides, imperatorin, phellopterin, hamaudol, 3-o-angeloyl-hamaudol, ledebouriellol, sec-o-glycosylhamaudol, 5-o-methylvisamminol, cimifugin, prim-o-glycosylcimifugin, anomalin, xanthotoxin, scopoletin, falcarindiol
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, các dẫn chất phenol.
Dược năng: Trừ phong, hàn, thấp, chỉ thống; trừ can phong nội động, chống co giật; tiêu chảy do can tỳ bất túc, cầm máu
Công dụng: Giải cảm, trừ phong thấp.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Chủ trị:
– Chủ trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
– Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng Phòng phong với Kinh giới và Khương hoạt.
– Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau Họng, đỏ mắt và đau đầu: Dùng Phòng phong với Kinh giới, Hoàng cầm, Bạc hà và Liên kiều.
– Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: Dùng Phòng phong với Khương hoạt và Đương qui.
– Mề đay và ngứa da: Dùng Phòng phong với Khổ sâm và Thuyền thoái trong bài Tiêu Phong Tán.
Độc tính:
Liều LD50 ở chuột nhắt là 213,8g/kg
Kiêng kỵ:
Nhức đầu, chóng mặt do can nhiệt không nên dùng

phòng phong CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 25): LOẠI GIẢI BIỂU

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>