CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 31): THUỐC THANH NHIỆT

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 31): THUỐC THANH NHIỆT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 31): THUỐC THANH NHIỆT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 31): THUỐC THANH NHIỆT

I/ LOẠI THANH NHIỆT GIÁNG HỎA
Loại thuốc thanh nhiệt giáng hỏa có tác dụng thanh giải lý nhiệt, thích ứng với các chứng bệnh nhiệt cấp tính, sốt cao, miệng khát, phiền táo, nói nhảm, phát cuồng, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng thực. Trong đó Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, long đớm thảo, khổ sâm, nhân trần…còn thanh lợi nhiệt thấp , có thể chữa kiết lỵ, viêm ruột, hoàng đản, bệnh lâm, bạch đới, sang độc, thấp chẩn, các chứng bệnh về thấp nhiệt. Bệnh chứng nếu biểu chứng chưa giải, nên giải biểu trước hoặc biểu lý đồng trị. Loại này có 13 vị thường dùng là:
1.
Tên khác: Hàn thủy thạch, Nhuyễn thạch cao, Ngọc đại thạch,
Tên khoa học: Gypsum Fibrosum
Nguồn gốc: Vị thuốc là chất khoáng có thành phần chủ yếu là Calci sulphat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O). Những mỏ khoáng này có ở nhiều địa phương nước ta.
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính rất hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Hoạt chất: Calcium sulfate
Thành phần hoá học chính: Chủ yếu là CaSO4.2H2O, có lẫn ít đất sét, cát, hợp chất sulfua, đôi khi có ít sắt, magiê.
Dược năng: Thanh nhiệt, tả hỏa ở phế, vị
Công dụng:
Thạch cao sống rửa sạch, tán nhỏ chữa sốt cao, khát nước, miệng khô, đau đầu, mê sảng, cảm nắng, chảy máu cam.
Thạch cao khan nước (CaSO4.1/2H2O) để làm bột bó, đắp khuôn bó bột.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-40g dạng thuốc sắc, 2-4g dạng thuốc bột.
Chú ý:
Không được uống bột thạch cao đã rang vì uống vào sẽ hút nước nở ra, rắn lại và gây tắc ruột.
Chủ trị:
– Trị các bệnh nhiệt, sốt cao, tự hãn, phiền khát, nói mê sảng, hoảng hốt, trúng nắng, ho do phế nhiệt, đau đầu, đau răng do vị hoả.
– Khí nhiệt biểu hiện như sốt cao, kích thích, khát, vã mồ hôi, mạnh dùng Thạch cao với trong bài Bạch Hổ Thang.
– Khí huyết thịnh do ngoại tà xâm nhập biểu hiện như sốt cao liên tục và nổi dát dùng Thạch cao với Huyền sâm và Tê giác.
– Ho suyễn do Phế nhiệt biểu hiện như ho suyễn kèm theo sốt, khát và muốn uống nước: Dùng Thạch cao với Ma hoàng, Hạnh nhân trong bài Ma Hạnh Thang Cam Thang.
– Vị hoả vượng biểu hiện như đau răng, sưng và đau lợi và đau đầu: Dùng Thạch cao với Sinh địa hoàng và Tri mẫu trong bài Ngọc Nữ Tiễn.
– Eczema, bỏng và áp xe: Dùng Thạch cao với Thanh đại và Hoàng bá.
Kiêng kỵ:
Vị hư hàn không dùng

thạch cao CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 31): THUỐC THANH NHIỆT

2.Tri mẫu
Tên khoa học: Rhizoma Anemarrhenae
Nguồn gốc: Dược liệu là thần rễ khô của cây Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bge.), họ Tri mẫu (Asphodelaceae).
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Tính vị: vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị, thận
Hoạt chất: saponin, chất dính, chất đường, chất thơm và chất béo
Thành phần hoá học chính: Saponin (asphonin).
Dược năng: Thanh nhiệt, tả hỏa, tư âm, nhuận táo, giải khát
Công dụng: Chữa ho, ho khan, sốt khát nước, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, ít.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.
Chủ trị:
– Sốt cao, khát nước, phế nhiệt, đờm đặc vàng dùng Tri mẫu với Thạch cao trong bài Bạch Hổ thang.
– Ho do nhiệt ở Phế hoặc ho khan do âm hư: Dùng Tri mẫu với Xuyên bối mẫu trong bài Nhị Mộc Tán.
– Thiếu âm ở phổi và thận kèm dấu hiệu nhiệt biểu hiện như sốt về chiều, ra mồ hôi buổi tối và nóng nhẹ lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngực: dùng phối hợp với hoàng bá.
– Đái đường biểu hiện như háo khát, đói và đi tiểu nhiều: dùng phối hợp với thiên hoa phấn, ngũ vị tử mạch đông và cát căn dưới dạng ngũ diệp thang.
Kiêng kỵ:
Tỳ hư, tiêu lỏng, không thực hoả thì không nên dùng

TRI MAU 800x533 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 31): THUỐC THANH NHIỆT

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>